Khung phân tích đô thị thông minh: nghiên cứu tình huống các tỉnh/thành Đông Nam Bộ
Tác giả: Nguyễn Trọng Hoài, Nguyễn Văn Dũng, Trần Thị Phú Duyên, Nguyễn Văn ViênTóm tắt:
Nghiên cứu xác định khung phân tích đô thị thông minh từ tổng quan các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm ở các đô thị trên thế giới, đồng thời, phân tích xu hướng tiệm cận đô thị thông minh ở 6 tỉnh/thành Đông Nam bộ, bao gồm: TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh và Bà Rịa - Vũng Tàu. Kết quả nghiên cứu cho thấy TP.HCM với chỉ số đô thị thông minh (Smart City Index – SCI) 0,86 là thành phố chiếm ưu thế lớn nhất trong hầu hết các yếu tố đánh giá chỉ số đô thị thông minh vùng. Trong khi đó, với chỉ số được xem là thấp nhất khi tiệm cận đô thị thông minh: SCI: –0,90, có thể thấy năng lực cạnh tranh và cơ sở hạ tầng về văn hóa, y tế, giáo dục của Bình Phước còn cần nhiều nỗ lực phải cải thiện. Bình Dương (SCI = 0,36) hiện đang có thế mạnh trong trụ cột quản trị và thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Bà Rịa - Vũng Tàu (SCI = –0,41) đã và đang làm tốt trụ cột môi trường thông minh trong khi Đồng Nai (SCI = 0,06) có lợi thế trong tiệm cận trụ cột kinh tế thông minh về tăng trưởng, và Tây Ninh vẫn còn nhiều khoảng cách trên các trụ cột hướng đến đô thị thông minh (SCI = –0,30). Để thực hiện mục tiêu hướng đến đô thị thông minh, các tỉnh/thành Đông Nam bộ cần tập trung vào ba nội dung quan trọng, bao gồm: (1) Nâng cao tính kết nối và chất lượng cơ sở hạ tầng vùng; (2) Tiếp tục cải thiện vốn con người về kỹ năng và năng lực đổi mới sáng tạo; và (3) Phát triển công nghệ thông tin và truyền thông theo hệ sinh thái đô thị phức hợp.
- Xây dựng chính phủ kiến tạo, tạo động lực tăng trưởng bền vững tại Việt Nam
- Các yếu tố làm tăng chi phí kinh doanh của doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay
- Phát triển kinh tế nông nghiệp, phát huy vai trò “trụ đỡ” kinh tế đất nước
- Đóng góp của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho nền kinh tế Việt Nam
- Tác động của tài chính xanh đến lượng khí thải carbon trong mối tương quan với xây dựng xanh tại Việt Nam