CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Kinh tế
1 Kinh nghiệm phát triển nền “kinh tế bạc” của Trung Quốc trong bối cảnh già hoá dân số và bài học cho Việt Nam / Bùi Văn Lương, Đinh Hồng Linh, Mai Việt Anh // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2025 .- Số 290 .- Tr. 90 - 93 .- 330
Trung Quốc đang phải đối mặt với những thách thức lớn do tình trạng già hóa dân số gây nên. Số người từ 60 tuổi trở lên đã đạt gần 297 triệu, chiếm 21,1% tổng dân số Trung Quốc vào năm 2023. Tốc độ tăng trưởng GDP của nước này đạt trung bình gần 9% mỗi năm kể từ năm 1989. Quy mô của nền kinh tế bạc của Trung Quốc hiện đạt 7 nghìn tỉ NDT, tương đương 6% GDP của quốc gia, theo Trung tâm Nghiên cứu Lão hóa Trung Quốc. Con số này dự kiến sẽ tăng lên 30 nghìn tỉ NDT vào năm 2035. Bài viết nghiên cứu những chính sách phù hợp mà Trung Quốc đã và đang thực hiện để thúc đẩy sự phát triển của nền “kinh tế bạc” ứng phó với thách thức già hoá dân số hiện nay ở đất nước tỷ dân này làm bài học kinh nghiệm ứng phó với già hoá dân số - một vấn đề đang rất cấp bách ở Việt Nam hiện nay.
2 Kinh tế Việt Nam 2024 - Dự báo và giải pháp cho 2025 / Nguyễn Thị Hằng, Ngô Thế Chi // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2025 .- Số 279 .- Tr. 10-14 .- 330
Năm 2024, tình hình kinh tế, chính trị Thế giới vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp; kinh tế tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức; môi trường tự nhiên và biến đổi khí hậu ngày càng khắc nghiệt; cạnh tranh chiến lược giữa các quốc gia ngày càng gay gắt, gia tăng căng thẳng địa chính trị; chiến tranh thương mại Mỹ- Trung, xung đột quân sự Nga- Ukraina ngày càng gia tăng; tình hình Trung Đông bên bờ vực chiến tranh toàn diện vì xung đột Iran-Israel. Song, kinh tế Việt Nam nhìn chung vẫn ổn định và phát triển khả quan. Bài viết khái quát tình hình kinh tế Việt Nam năm 2024 và đề xuất một số giải pháp cho năm 2025.
3 Định mức kinh tế kỹ thuật dịch vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực y tế / Thị Hải Yến, Ngô Thị Thùy Quyên // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2025 .- Số 284 .- Tr. 20-23 .- 332
Việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật (ĐMKTKT) dịch vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực y tế giúp đảm bảo hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước, tối ưu hóa nguồn lực và nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh. Bài viết này sẽ phân tích thực trạng hiện nay, chỉ ra những hạn chế và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả dịch vụ y tế công lập.
4 Một số thành tựu và nguyên nhân phát triển kinh tế của Hàn Quốc giai đoạn 2001 -2010 / Nguyễn Anh Chương // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2025 .- Số 4 .- Tr. 31 - 40 .- 330
Bước vào thập niên đầu tiên của thế kỷ XXI, trong bối cảnh tác động của khủng hoảng tài chính - kinh tế khu vực và toàn cầu, Hàn Quốc đã nhanh chóng vượt qua và vươn lên trở thành một quốc gia phát triển. Việc kịp thời áp dụng thực hiện nhiều chính sách, biện pháp mang tính sáng tạo, đột phá là nguyên nhân cơ bản giúp cho nền kinh tế của nước này đạt được nhiều thành tựu. Trong vòng 10 năm (2001-2010), quy mô nền kinh tế, tốc độ tăng trưởng GDP, thu nhập bình quân đầu người của Hàn Quốc liên tục phát triển; các chỉ số phát triển về công nghiệp, nông nghiệp, quan hệ thương mại và đầu tư... đều gia tăng mạnh mẽ. Những thành tựu này giúp Hàn Quốc trở thành nền kinh tế phát triển, là một trong bốn “con rồng châu Á” và gia nhập vào nhóm các nền kinh tế lớn nhất thế giới (G20). Bài viết tập trung làm rõ những thành tựu và nguyên nhân chủ yếu trong phát triển kinh tế của Hàn Quốc giai đoạn 2001-2010, từ đó đưa ra một số kết luận.
5 Kinh tế Nhật Bản năm 2022 : một số đặc điểm nổi bật và chính sách ứng phó / Trần Ngọc Nhật // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2023 .- Số 3 .- Tr. 61-70 .- 330
Năm 2022, nền kinh tế Nhật Bản đã có những dấu hiệu phục hồi. Tăng trưởng kinh tế đạt 3,8%, vượt mức ước tính ban đầu là 2,2% và tăng 0,9% so với kỳ vọng của thị trường. Xuất khẩu giữ ở mức ổn định nhờ vào những dấu hiệu suy yếu trong mâu thuẫn thương mại Trung - Mỹ. Tuy nhiên, lĩnh vực thương mại quốc tế của Nhật Bản lại trở nên bấp bênh hơn, vào năm 2022, cán cân thương mại của Nhật Bản đã thâm hụt kỷ lục 11.010 tỷ yên (73 tỷ USD). Dự báo tăng trưởng của Nhật Bản trong năm tài chính 2023 (bắt đầu từ tháng 4/2023 và kết thúc vào tháng 3/2024) đã được điều chỉnh tăng, theo đó GDP thực tế tăng 1,5% so với năm 2022 lên khoảng 558,5 nghìn tỷ yên. Các chính sách kích thích kinh tế mới của Nhật Bản chắc chắn sẽ có những tác động đáng kể đến nền kinh tế Nhật Bản trong năm 2023.
6 Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ở Trung Quốc / Nghiêm Thúy Hằng, Đồng Xuân Dương // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2023 .- Số 3 .- Tr. 71 - 78 .- 332
Trong kỷ nguyên kinh tế “bình thường mới” (Mí^ỉiS), Chính phủ Trung Quốc đang hướng tới mô hình tăng trưởng định tính thay cho mô hình tăng trưởng định lượng hiện có. Đê phù hợp với quá trình chuyển đổi nền kinh tế từ sản xuất sang phát triển công nghệ cao, Chính phủ Trung Quốc đã triển khai chiến lược “Khởi nghiệp và đổi mới đại chúng” (À&ÊỊJlllZ.7jẨtẾll^JÍ) thông qua việc đẩy mạnh xây dựng và hoàn thiện hệ sinh thái khởi nghiệp nhằm tạo ra các động lực tăng trưởng mới mang tính bền vững. Các chính sách mới của Chính phủ Trung Quốc đã khiến văn hóa khởi nghiệp, cơ sở hạ tầng và các nền tảng hỗ trợ cho các công ty khởi nghiệp phát triển nhanh chóng. Bài viết tập trung làm rõ thực trạng, những thành tựu và hạn chế của hệ sinh thái khởi nghiệp của Trung Quốc trong giai đoạn 2012-2022, trên cơ sở đó bước đầu làm rõ vị thế, đặc thù, năng lực cạnh tranh, triển vọng phát triển của hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Trung Quốc trong thời gian tới.
7 Tiến trình phát triển thương hiệu quốc gia của Nhật Bản và hàm ý cho Việt Nam / Nguyễn Thị Ánh Xuân // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2022 .- Tr. 42 - 50 .- 330
Từ năm 1945 đến nay, vấn đề phát triển thương hiệu quốc gia ở Nhật Bản luôn được đề cao và quá trình triển khai thực hiện thường gắn với các mục tiêu, phương thức cụ thể phù hợp với từng giai đoạn, thời kỳ lịch sử. Do đó, tiến trình này được duy trì cùng với những cải cách, đổi mới không ngừng và đạt được nhiều thành tựu to lớn về phát triển thương hiệu quốc gia. Bài viết phân tích, đánh giá tiến trình phát triển thương hiệu quốc gia ở Nhật Bản qua các giai đoạn khác nhau; từ đó đưa ra những gợi mở hữu ích cho Việt Nam trong việc hoạch định và thực thi chính sách phát triển thương hiệu quốc gia ở hiện tại và tương lai.
8 Quá trình hình thành và phát triển của hợp tác xã ở Hàn Quốc / Tống Thùy Linh // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2022 .- Số 5 .- Tr. 39 - 48 .- 330
Là một trong bốn câu phần của tổ chức kinh tế xã hội, hợp tác xã đã, đang và sẽ đóng vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội Hàn Quốc. Trải qua hơn 120 năm phát triển, hợp tác xã Hàn Quốc ngày càng vững mạnh. Liên đoàn hợp tác xã nông nghiệp Hàn Quốc (NACF) là một trong những lực lượng nòng cốt của Liên minh hợp tác xã quốc tế (ICA). Theo dữ liệu của Đo lường giá trị hợp tác xã trên toàn cầu (World Cooperative Monitor) do ICA thực hiện năm 2018, tính theo doanh thu (USD), NACF xếp hạng 11 trong tổng số 300 hợp tác xã và tổ chức tương hỗ lớn nhất. Dựa trên nguồn số liệu từ các báo cáo của các cơ quan Hàn Quốc và tổ chức quốc tế, tác giả bài viết* * mong muốn cung cấp bức tranh tổng thể về hợp tác xã thông qua làm rõ khái niệm, loại hình, cơ sở pháp lý cũng như quá trình hình thành và phát triển của hợp tác xã ở Hàn Quốc.
9 Tình hình chính trị - kinh tế của Mông Cổ năm 2021 / Trương Phan Thanh Thủy // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2022 .- Số 5 .- Tr. 20-27 .- 330
Năm 2021, đại dịch COVID-19 tiếp tục ảnh hưởng đến chính trị - kinh tế của rất nhiều nước trên thế giới, trong đó có Mông cổ. Trong năm 2021, chính trị Mông cổ cũng có biến đổi lớn với cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 6 năm 2021, kinh tế nước này mặc dù có khởi sắc nhưng vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Bài viết trình bày một số nét về tình hình chính trị - kinh tế của Mông cổ trong năm 2021.
10 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Lào từ năm 2011 đến nay / Phạm Thị Mùi // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2022 .- Số 10 .- Tr. 22 - 31 .- 330
Từ Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX (năm 2011), Đảng Nhân dân Cách mạng Lào đã đề ra đường lối phát triển kinh tế - xã hội đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa ngày càng hoàn thiện hơn. Để triển khai đường lối của Đảng vào thực tiễn, Chính phủ Lào đã xây dựng và vạch ra Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2021- 2025. Nhờ có những chính sách và biện pháp đúng đắn, kịp thời, nền kinh tế Lào đã có những chuyển biến nhất định. Bên cạnh đó, nền kinh tế Lào cũng đứng trước những khó khăn, thách thức từ những tác dộng bên ngoài. Bài viết đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội Lào từ năm 2011 đến nay để thấy rõ vai trò của Chính phủ Lào trong việc kịp thời đưa ra những hoạch định về mặt chính sách.