Quản trị công, FDI và đầu tư tư nhân ở các nước đang phát triển
Tác giả: Bùi Quang ViệtTóm tắt:
Bài viết xem xét vai trò của quản trị công trong mối quan hệ giữa FDI và đầu tư tư nhân cho bộ dữ liệu bảng cân bằng của 82 nước đang phát triển trong giai đoạn 2000 – 2013 bằng phương pháp ước lượng GMM Arellano-Bond sai phân hai bước. Kết quả ước lượng cho thấy FDI và chất lượng quản trị công thúc đẩy đầu tư tư nhân ở cả ba mẫu nghiên cứu. Trong khi đó, biến tương tác giữa FDI và quản trị công thúc đẩy đầu tư tư nhân ở mẫu nghiên cứu chính và mẫu thu nhập trung bình thấp, nhưng làm giảm đầu tư tư nhân ở mẫu thu nhập trung bình cao. Ngoài ra, các biến như tăng trưởng kinh tế, nguồn thu thuế, độ mở thương mại, và lạm phát là các yếu tố quyết định có ý nghĩa lên đầu tư tư nhân ở các quốc gia này. Các phát hiện này đề xuất một số hàm ý chính sách quan trọng cho chính phủ ở các nước đang phát triển.
- Tác động của nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức đến lượng khí thải CO2 tại các quốc gia Châu Á : tiếp cận theo ngưỡng đô thị hóa
- Tác động của thực hiện các yếu tố ESG tới hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại tại khu vực châu Á
- Kinh nghiệm phát triển nền “kinh tế bạc” của Trung Quốc trong bối cảnh già hoá dân số và bài học cho Việt Nam
- Phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam : đổi mới từ nhận thức đến thực tiễn
- Ứng dụng công nghệ chuỗi khối (Blockchain) trong đổi mới sáng tạo tài chính