Rào cản phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long và giải pháp khắc phục
Tác giả: Lê Du PhongTóm tắt:
Trên cơ sở khái quát về vùng Đồng bằng sông Cửu Long, phân tích biến đổi khí hậu toàn cầu và tác động của nó đến môi trường tự nhiên của Vùng, ý nghĩa của sông Mê Kông và tác động của con người đối với sông Mê Kông dẫn đến việc thay đổi môi trường tự nhiên vùng Đồng bằng sông Cửu Long, tác giả bài viết cho rằng, rào cản chính tác động đến sự thay đổi môi trường tự nhiên vùng Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay là do nguồn nước sông Mê Kong đã bị chặn phần lớn ở trên đầu nguồn. Tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu cũng có, nhưng là về dài hạn còn hiện tại là chưa lớn. Từ đó tác giả đề xuất 7 giải pháp khắc phục rào cản nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền vững Vùng. Các giải pháp này bao gồm từ sự thay đổi nhận thức và tư duy phát triển, đến xây dựng chiến lược phát triển, huy động lực lượng nghiên cứu, coi trọng sự tham gia của khoa học và công nghệ, xây dựng hệ thống đê biển, các công trình dưới đê và các cống lớn ở các cửa sông của Vùng, đồng thời, Chính phủ phải cùng với các nước có liên quan trao đổi, bàn bạc và đi đến những thỏa thuận có tính nguyên tắc về các hoạt động có liên quan đến dòng chảy của sông Mê Kông.
- Rủi ro khí hậu và các giải pháp ứng phó của hệ thống ngân hàng Việt Nam
- Giải pháp đảm bảo sinh kế bền vững cho cư dân nông thôn vùng Tây Nam Bộ trong bối cảnh biến đổi khí hậu
- Tăng cường vai trò của hải quan trong thực thi các chính sách để giảm thiểu và thích ứng với tác động của biến đổi khí hậu ở Việt Nam
- Tác động của biến đổi khí hậu đến chất lượng tín dụng - Nghiên cứu thực nghiệm tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
- Tác động của an ninh nguồn nước sông Mekong và thích ứng chính sách của Việt Nam