Góp phần minh định cách diễn đạt “Khủng hoảng truyền thông” tại Việt Nam qua khảo sát một số tài liệu về truyền thông
Tác giả: Nguyễn Xuân HồngTóm tắt:
Ở Việt Nam, khoảng gần hai thập niên trở lại đây, cụm từ “khủng hoảng truyền thông” được sử dụng rộng rãi với hàm ý chỉ tất cả những vụ việc “ồn ào” xuất hiện trên các kênh truyền thông, bao gồm các nền tảng mạng xã hội và báo chí. Tuy nhiên, về mặt học thuật trong lĩnh vực truyền thông của thế giới, cho đến nay không tồn tại thuật ngữ “communication crisis” (cách dịch sát nhất sang tiếng Anh cho cụm từ “khủng hoảng truyền thông”) mà chỉ phổ biến thuật ngữ “crisis communication” (dịch sang tiếng Việt là “truyền thông xử lý khủng hoảng”). Bài báo này bước đầu làm rõ sự tồn tại hay không của thuật ngữ “khủng hoảng truyền thông” thông qua khảo sát một số nghiên cứu, tài liệu học thuật về quản trị và truyền thông xử lý khủng hoảng của các tác giả trên thế giới, có sự so sánh, đối chiếu với Việt Nam để làm rõ và chuẩn hóa cách sử dụng thuật ngữ chuyên ngành trong tiếng Việt. Đồng thời, bài báo cũng vận dụng một số lý thuyết, mô hình liên quan đã được các học giả quốc tế đề xuất để làm cơ sở lý giải cho cách diễn đạt “khủng hoảng truyền thông” ở Việt Nam.