CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Xã hội

  • Duyệt theo:
1 Góp phần minh định cách diễn đạt “Khủng hoảng truyền thông” tại Việt Nam qua khảo sát một số tài liệu về truyền thông / Nguyễn Xuân Hồng // Khoa học và công nghệ Việt Nam .- 2025 .- Số 4 .- Tr. 61-68 .- 658.8

Ở Việt Nam, khoảng gần hai thập niên trở lại đây, cụm từ “khủng hoảng truyền thông” được sử dụng rộng rãi với hàm ý chỉ tất cả những vụ việc “ồn ào” xuất hiện trên các kênh truyền thông, bao gồm các nền tảng mạng xã hội và báo chí. Tuy nhiên, về mặt học thuật trong lĩnh vực truyền thông của thế giới, cho đến nay không tồn tại thuật ngữ “communication crisis” (cách dịch sát nhất sang tiếng Anh cho cụm từ “khủng hoảng truyền thông”) mà chỉ phổ biến thuật ngữ “crisis communication” (dịch sang tiếng Việt là “truyền thông xử lý khủng hoảng”). Bài báo này bước đầu làm rõ sự tồn tại hay không của thuật ngữ “khủng hoảng truyền thông” thông qua khảo sát một số nghiên cứu, tài liệu học thuật về quản trị và truyền thông xử lý khủng hoảng của các tác giả trên thế giới, có sự so sánh, đối chiếu với Việt Nam để làm rõ và chuẩn hóa cách sử dụng thuật ngữ chuyên ngành trong tiếng Việt. Đồng thời, bài báo cũng vận dụng một số lý thuyết, mô hình liên quan đã được các học giả quốc tế đề xuất để làm cơ sở lý giải cho cách diễn đạt “khủng hoảng truyền thông” ở Việt Nam.

2 Vai trò của ngành dịch vụ đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh trong quá trình hội nhập quốc tế / Nguyễn Tấn Hưng, Trần Văn Hùng // .- 2025 .- Số 283 .- Tr. 48-52 .- 330

Nghiên cứu này nhằm đánh giá vai trò của ngành dịch vụ đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh trong quá trình hội nhập quốc tế. Bài viết sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp được thu thập từ Niên giám thống kê Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2010-2023. Kết quả nghiên cứu cho thấy ngành dịch vụ góp phần quan trọng vào gia tăng và chiếm tỷ lệ cao trong quy mô GDP của thành phố, tạo công việc làm và thu nhập cho người lao động, khai thác tốt các tài nguyên thiên nhiên, di sản văn hóa, lịch sử và các thành tựu của khoa học kĩ thuật hiện đại phục vụ con người và thúc đẩy mối quan hệ hợp tác,giao lưu quốc tế. Bên cạnh những đóng góp thì ngành dịch vụ vẫn chưa thể hiện hết vai trò to lớn đối với quá trình phát triển của thành phố do còn phải đối mặt với những hạn chế, khó khăn nhất định. Trên cơ sở đó, bài viết đề xuất một số kiến nghị.

3 Đánh giá tăng trưởng kinh tế xanh dựa trên bối cảnh kinh tế - xã hội và đặc điểm tăng trưởng của Việt Nam / Lê Thị Mai Hương, Bùi Tiến Thịnh, Nguyễn Thị Thùy Trang // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2025 .- Số 284 .- Tr. 15-19 .- 330

Bài viết dựa trên nguồn dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các cơ quan ban ngành trong giai đoạn 2010-2023, đồng thời dựa trên bối cảnh kinh tế xã hội và đặc điểm tăng trưởng của Việt Nam nhằm đánh giá tình hình tăng trưởng kinh tế xanh của Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy Việt Nam đã đạt được mức tăng trưởng kinh tế đáng ghi nhận thông qua chỉ tiêu tổng thu nhập quốc dân và thu nhập bình quân đầu người gia tăng. Cơ cấu GDP đã sự thay đổi theo hướng gia tăng tỷ trọng đóng góp của ngành dịch vụ và ngành công nghiệp, đồng thời giảm dần tỷ trọng đóng góp của ngành nông nghiệp và ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP của cả nước; năng suất lao động, thu nhập bình quân đầu người, hệ số GINI, hệ số HDI, trình độ học vấn của lao động Việt Nam đều có sự cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, thu nhập bình quân đầu người, trình độ học vấn, năng suất lao động vẫn còn thấp nhất là khi so sánh với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á.

4 Quá trình hình thành và phát triển của hợp tác xã ở Hàn Quốc / Tống Thùy Linh // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2022 .- Số 5 .- Tr. 39 - 48 .- 330

Là một trong bốn câu phần của tổ chức kinh tế xã hội, hợp tác xã đã, đang và sẽ đóng vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội Hàn Quốc. Trải qua hơn 120 năm phát triển, hợp tác xã Hàn Quốc ngày càng vững mạnh. Liên đoàn hợp tác xã nông nghiệp Hàn Quốc (NACF) là một trong những lực lượng nòng cốt của Liên minh hợp tác xã quốc tế (ICA). Theo dữ liệu của Đo lường giá trị hợp tác xã trên toàn cầu (World Cooperative Monitor) do ICA thực hiện năm 2018, tính theo doanh thu (USD), NACF xếp hạng 11 trong tổng số 300 hợp tác xã và tổ chức tương hỗ lớn nhất. Dựa trên nguồn số liệu từ các báo cáo của các cơ quan Hàn Quốc và tổ chức quốc tế, tác giả bài viết* * mong muốn cung cấp bức tranh tổng thể về hợp tác xã thông qua làm rõ khái niệm, loại hình, cơ sở pháp lý cũng như quá trình hình thành và phát triển của hợp tác xã ở Hàn Quốc.

5 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Lào từ năm 2011 đến nay / Phạm Thị Mùi // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2022 .- Số 10 .- Tr. 22 - 31 .- 330

Từ Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX (năm 2011), Đảng Nhân dân Cách mạng Lào đã đề ra đường lối phát triển kinh tế - xã hội đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa ngày càng hoàn thiện hơn. Để triển khai đường lối của Đảng vào thực tiễn, Chính phủ Lào đã xây dựng và vạch ra Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2021- 2025. Nhờ có những chính sách và biện pháp đúng đắn, kịp thời, nền kinh tế Lào đã có những chuyển biến nhất định. Bên cạnh đó, nền kinh tế Lào cũng đứng trước những khó khăn, thách thức từ những tác dộng bên ngoài. Bài viết đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội Lào từ năm 2011 đến nay để thấy rõ vai trò của Chính phủ Lào trong việc kịp thời đưa ra những hoạch định về mặt chính sách.

6 Những cơ sở quan trọng để tiếp tục phát triển bền vững quan hệ hữu nghị vĩ đại Việt Nam - Lào / Phạm Thị Mùi // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2022 .- Số 10 .- Tr. 13 - 22 .- 327

Từ Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX (năm 2011), Đảng Nhân dân Cách mạng Lào đã đề ra đường lối phát triển kinh tế - xã hội đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa ngày càng hoàn thiện hơn. Để triển khai đường lối của Đảng vào thực tiễn, Chính phủ Lào đã xây dựng và vạch ra Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2021- 2025. Nhờ có những chính sách và biện pháp đúng đắn, kịp thời, nền kinh tế Lào đã có những chuyển biến nhất định. Bên cạnh đó, nền kinh tế Lào cũng đứng trước những khó khăn, thách thức từ những tác dộng bên ngoài. Bài viết đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội Lào từ năm 2011 đến nay để thấy rõ vai trò của Chính phủ Lào trong việc kịp thời đưa ra những hoạch định về mặt chính sách.

7 Mối quan hệ nhà nước, thị trường và xã hội trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay / Vũ Thị Thúy Hằng // .- 2024 .- K2 - Số 256 - Tháng 01 .- Tr. 16-19 .- 330

Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, giữa Nhà nước, thị trường và xã hội có quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ, bổ sung cho nhau trong quá trình thực hiện vai trò, chức năng của mình. Mối quan hệ Nhà nước - thị trường - xã hội là mối quan hệ lớn, cơ bản, đòi hỏi phải giải quyết hài hòa trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội. Giải quyết tốt mối quan hệ này chính là góp phần hiện thực hóa mục tiêu đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp hiện đại, theo định hướng xã hội chủ nghĩa vào giữa thế kỷ XXI.

8 Hệ thống ngân hàng thành phố Hải Phòng góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương / Nguyễn Thị Dung // .- 2024 .- Số (2+3) - Tháng (1+2) .- Tr. 89-91 .- 332.12

Năm 2023, thành phố Hải Phòng thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội trong bối cảnh quốc tế, trong nước tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp. Kinh tế toàn cầu phục hồi nhưng còn nhiều thách thức; lạm phát ở mức cao, nhiều nền kinh tế phải thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ. Trong nước, kinh tế vĩ mô tiếp tục duy trì ổn định, lạm phát được kiểm soát; tuy nhiên, thương mại toàn cầu sụt giảm đã ảnh hưởng lớn đến sản xuất và hoạt động xuất khẩu, doanh nghiệp, tài chính - tiền tệ.Nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng, tạo đà phục hồi và tăng trưởng kinh tế. Hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn, ổn định sản xuất, kinh doanh. Thực hiện hiệu quả các chương trình hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Thực hiện cải cách hành chính, chuyển đổi số và thanh tra, giám sát đồng thời đưa ra phương hướng phát triển nhiệm vụ năm 2024.

9 Người cao tuổi và khoảng cách số: nghiên cứu điển hình tại Việt Nam / Trần Thị Bích Ngọc, Phạm Thị Thanh Hồng, Nguyễn Thị Xuân Hòa, Dương Mạnh Cường, Đỗ Duy Hoàn // .- 2023 .- Số 11 (546) - Tháng 11 .- Tr. 13-27 .- 305.26

Nghiên cứu này dựa vào kết quả điều tra xã hội học để xác định tồn tại khoảng cách số ở người cao tuổi Việt Nam trong việc sử dụng internet. Khoảng cách số này bị chi phối bởi đặc điểm nhân khẩu học, điều kiện kinh tế, xã hội và các vấn đề liên quan đến tuổi tác. Bên cạnh đó, thông qua các số liệu khảo sát, nghiên cứu cho thấy các khác biệt về khả năng truy cập, kỹ năng số, cách sử dụng và kết quả sử dụng internet ở người cao tuổi Việt Nam. Từ đó, nghiên cứu đề xuất các hàm ý chính sách nhằm thu hẹp khoảng cách số, giúp người cao tuổi thích ứng với môi trường số và cải thiện chất lượng cuộc sống của họ trong một xã hội số đang phát triển ở Việt Nam.

10 Tăng cường huy động vốn xã hội cho phát triển kinh tế: nghiên cứu trường hợp ở miền tây tỉnh Nghệ An / Nguyễn Thị Hoài Lê // .- 2023 .- Số 11 (546) - Tháng 11 .- Tr. 38-50 .- 330

Bài viết dựa trên kết quả 452 mẫu khảo sát để làm rõ vai trò của vốn xã hội đối với mạng lưới kết nối và niềm tin có tác động tích cực tới phát triển kinh tế, nhưng chính người dân đang có xu hướng tự làm suy giảm cơ hội tiếp cận các nguồn lực của mình do họ khi đã tham gia hội/nhóm này rồi lại chưa coi trọng việc tìm cơ hội để mở rộng mạng lưới khác. Từ đó cho thấy, không chỉ cần gia tăng vốn xã hội ở cấp độ cá nhân mà còn đặt ra vấn đề chính quyền địa phương cần quan tâm đến phát huy vốn xã hội ở cấp độ cộng đồng để phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế.