Thách thức và chiến lược đổi mới sáng tạo trong nghiên cứu, phát triển và sản xuất vắc-xin tại Việt Nam
Tác giả: Đỗ Tuấn ĐạtTóm tắt:
Việt Nam là quốc gia có khả năng sản xuất các loại vắc-xin để tự cung cấp cho Chương trình Tiêm chủng mở rộng (TCMR). Tuy nhiên, các nhà sản xuất trong nước hiện chưa có đủ năng lực để đảm đương toàn bộ chuỗi giá trị của vắc-xin, đặc biệt là việc tiếp cận với các công nghệ mới và tiên tiến. Giống như nhiều quốc gia có thu nhập trung bình và thấp, Việt Nam đã phải đối mặt với các thách thức chạy đua về mặt thời gian và đảm bảo đủ nguồn cung cấp các vắc-xin cần thiết trong phòng chống đại dịch COVID-19. Chính phủ hiện cũng đã xây dựng các kế hoạch đến năm 2030, sớm đưa thêm các vắc-xin mới như vắc-xin phòng ung thư cổ tử cung (HPV), phế cầu (PCV), Rota và cúm mùa vào Chương trình TCMR. Điều này thúc đẩy các nhà sản xuất vắc-xin tại Việt Nam cần sớm xây dựng các chiến lược đổi mới sáng tạo để tiếp cận các công nghệ mới và tiên tiến trong nghiên cứu, phát triển và sản xuất vắc-xin. Đây cũng chính là điều kiện để giúp Việt Nam tiếp tục tự đảm bảo được nguồn cung vắc-xin và tăng cường năng lực để đối phó với các đại dịch mới trong trong tương lai.
- Tác động của nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức đến lượng khí thải CO2 tại các quốc gia Châu Á : tiếp cận theo ngưỡng đô thị hóa
- Tác động của thực hiện các yếu tố ESG tới hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại tại khu vực châu Á
- Kinh nghiệm phát triển nền “kinh tế bạc” của Trung Quốc trong bối cảnh già hoá dân số và bài học cho Việt Nam
- Phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam : đổi mới từ nhận thức đến thực tiễn
- Ứng dụng công nghệ chuỗi khối (Blockchain) trong đổi mới sáng tạo tài chính