CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Việt Nam

  • Duyệt theo:
1 Tăng trưởng xanh tại trung quốc và kinh nghiệm cho Việt Nam / Nguyễn Thị Hồng // .- 2024 .- Số 827 - Tháng 6 .- Tr. 113-115 .- 330

Phát triển kinh tế tại các quốc gia luôn đòi hỏi nhu cầu năng lượng. Khi nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào tài nguyên thiên nhiên thì áp lực lên môi trường cao hơn so với nền kinh tế ít phụ thuộc vào tài nguyên. Để đạt được mục tiêu phát triển bền vững, các quốc gia nên thúc đẩy tăng trưởng xanh nhằm tối ưu hóa hoạt động sản xuất, tiêu dùng và các hoạt động này ít phụ thuộc vào tài nguyên. Bài viết phân tích kinh nghiệm phát triển tăng trưởng xanh tại Trung Quốc, qua đó rút ra bài học, đề xuất giải pháp thúc đẩy tăng trưởng xanh cho Việt Nam thời gian tới.

2 Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam / Võ Đình Phụng, Trần Việt Hùng, Đặng Ngọc Tú // .- 2024 .- Số 824 - Tháng 5 .- Tr. 36-38 .- 330

Phát triển kinh tế xanh đang là vấn đề được quan tâm ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam nhằm ứng phó với vấn đề ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, nguồn tài nguyên bị cạn kiệt, tàn phá... Trong bài viết này, nhóm tác giả trao đổi lý thuyết cơ bản về phát triển kinh tế xanh, phân tích thực trạng về kinh tế xanh ở Việt Nam thời gian qua, đề xuất một số giải pháp phát triển kinh tế xanh trong thời gian tới.

3 Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản trong lĩnh vực chính trị và an ninh - quốc phòng : từ tái lập hợp tác đến đổi tác chiến lược sâu rộng / Phạm Hồng Thái // .- 2024 .- Số 1 (267) .- Tr. 37 – 46 .- 327

Từ việc phân tích nền tảng vững chắc của quan hệ Việt Nam - Nhật Bản, bài viết tổng kết, đánh giá quan hệ hai nước từ năm 1992 đến nay trong lĩnh vực chính trị và an ninh - quốc phòng. Quan hệ chính trị Việt Nam - Nhật Bản được đánh giá là đã phát triển vững chắc, ngày càng sâu rộng và đáp ứng lợi ích chiến lược của cả hai bên. Hợp tác an ninh - quốc phòng là một trong những điểm nhấn trong quan hệ hai nước trong thời gian gần đây với sự phát triển nhanh và hiệu quả thực chất. Chiều sâu của quan hệ chính trị và an ninh - quốc phòng Việt Nam - Nhật Bản không chỉ thể hiện trong phạm vi quan hệ song phương mà còn ở cả các diễn đàn đa phương. Bài viết đưa ra một số dự báo khẳng định triển vọng phát triển của quan hệ Việt Nam - Nhật Bản trong lĩnh vực chính trị và an ninh - quốc phòng thời gian tới.

4 Hợp tác phát triển nông nghiệp giữa Việt Nam với Nigeria trong bối cảnh mới / Nguyễn Thị Ngọc Mai // .- 2023 .- Số 02 (210) - Tháng 2 .- Tr. 28-32 .- 327

Trình bày thực trạng hợp tác phát triển nông nghiệp giữa Việt Nam và Nigeria trong bối cảnh mới, bối cảnh khoa học công nghệ, bối cảnh phát triển nông nghiệp bền vững; cơ hội hợp tác và phát triển giữa hai quốc gia để góp phần thúc đẩy hơn nửa mối quan hệ hữu nghị này. Bài viết cũng sẽ cung cấp bài học hợp tác phát triển nông nghiệp cho Việt Nam với các quốc gia Tây Phi khác trong thời gian tới, dựa trên kinh nghiệm hợp tác với Nigeria.

5 Tác động của nội dung do người tạo ra (UGC) đến ý định sử dụng dịch vụ y tế từ xa của người dân Việt Nam / Phạm Văn Tuấn, Nguyễn Hà My, Nguyễn Khánh Linh, Hoàng Phi Yến, Trần Hoài Thu, Trần Công Tâm // .- 2024 .- Số 655 - Tháng 3 .- Tr. 31-33 .- 658

Bài viết này tập trung nghiên cứu vào tìm hiểu ảnh hưởng của nội dung do người tạo ra (UGC) đến ý định sử dụng dịch vụ y tế từ xa của người dân Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy mối liên kết mạnh mẽ giữa UGC và Ý định sử dụng dịch vụ y tế từ xa. Cùng với đó, nhóm tác giả cũng đề xuất các giải pháp đối với các y tế trong bối cảnh chuyển số y tế ở Việt Nam.

6 Chính sách phát triển kinh tế du lịch ở Việt Nam / Nguyễn Trung Kiên // .- 2024 .- Số 656 - Tháng 4 .- Tr. 46-48 .- 910

Trong những năm qua, ngành du lịch Việt Nam đã phát triển nhanh chóng và đạt được thành tựu quan trọng. Với lợi thế về vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, sự đa dạng về sắc thái văn hóa, sự phát triển của các làng nghề truyền thống và nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ là cơ hội thúc đẩy du lịch Việt Nam phát triển nhanh hơn nữa trong những năm tiếp theo. Du lịch hiện nay được xem là một ngành kinh tế mũi nhọn, bởi nó mang lại nguồn thu nhập lớn cho nền kinh tế, tạo việc làm, phát triển các ngành dịch vụ, cơ sở vật chất, hạ tầng, thúc đẩy hòa bình, giao lưu văn hóa.

7 Chiến lược marketing mở rộng thị trường EU và Mỹ : của doanh nghiệp ngành vải không dệt Việt Nam / Nguyễn Thị Thủy // .- 2024 .- Số 656 - Tháng 4 .- Tr. 52-54 .- 658

Tính đến hết năm 2020, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt 545,3 tỷ USD (xuất khẩu đạt 282,6 tỷ USD, nhập khẩu đạt 262,7 tỷ USD, xuất siêu 19,9 tỷ USD), tăng 2,91 lần so với năm 2011. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân thời kỳ 2011-2020 đạt 14,6%/năm, cao hơn mục tiêu đề ra (11,5%/năm). Trong điều kiện trình độ phát triển kinh tế, công nghệ nước ta còn thấp, chính sách nhập khẩu trong thời gian qua đã tạo thuận lợi để Việt Nam tiếp cận công nghệ tiên tiến, giải quyết sự thiếu hụt về nguyên, nhiên liệu, máy móc thiết bị. Nhập khẩu hàng hóa đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu, cải thiện trình độ công nghệ của nền kinh tế, ổn định đời sống nhẫn dẫn, giúp người tiêu dùng tiếp cận hàng hóa và dịch vụ có chất lượng hơn, rẻ hơn và tiện lợi hơn...

8 Chủ trương “đưa các mối quan hệ đối ngoại đi vào chiều sâu” trong tư duy đối ngoại của Việt Nam thời kỳ đổi mới / Trần Chí Trung // .- 2023 .- Quý 2+3 (133+134) .- Tr. 47 - 70 .- 327

Chủ trương “đưa các mối quan hệ đối ngoại đi vào chiều sâu” là một trong những đột phá quan trọng về tư duy đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam, được đề ra chính thức từ Đại hội X (năm 2006), thể hiện rõ nét nhất qua việc Việt Nam đã xây dựng được mạng lưới 30 đối tác chiến lược, đối tác toàn diện. Bài viết làm rõ nguồn gốc của chủ trương đưa quan hệ đối ngoại đi vào chiều sâu thông qua phân tích quá trình phát triển tư duy đổi ngoại của Đảng từ thời kỳ đầu Đổi mới. Trên cơ sở đó, bài viết đánh giá thực tiễn triển khai chủ trương này và đề xuất một số giải pháp tiếp tục đưa quan hệ Việt Nam với các đối tác đi vào chiều sâu hiệu quả, ổn định, bền vững trong bối cảnh mới.

9 Sự hỗ trợ của Mỹ cho quốc gia Việt Nam trong chiến tranh Đông Dương (1950 – 1954) / Trần Nam Tiến // .- 2024 .- Số 2 (287) .- Tr. 18 - 29 .- 327

Tháng 9/1945, Pháp chính thức tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam lần thứ hai. Trong quá trình tiến hành cuộc chiến ở Việt Nam, Pháp quyết định thực hiện “Giải pháp Bảo Đại”, lập nên một chính thể thân Pháp ở Việt Nam với tên gọi là “Quốc gia Việt Nam”. Chính phủ Mỹ đã công nhận và thiết lập quan hệ chính thức với chính thể này vào tháng 02/1950. Trên cơ sở đó, Mỹ đẩy mạnh việc hỗ trợ cho Chính phủ Quốc gia Việt Nam trên các mặt đối ngoại, quân sự và kinh tế. Đầu năm 1954, với sự sa lầy và thất bại không thể tránh khỏi của Pháp ở Việt Nam, Mỹ đẩy mạnh quan hệ với Quốc gia Việt Nam, chuẩn bị thay chân Pháp ở Việt Nam. Bài viết tập trung trình bày thái độ của Mỹ với “Giải pháp Bảo Đại”; sự hỗ trợ của Mỹ cho Quốc gia Việt Nam giai đoạn 1950 - 1954; và đưa ra những nhận xét, đánh giá.

10 Tình hình thương mại hàng hóa Việt Nam – Trung Quốc và một số đề xuất cho Việt Nam / Nguyễn Thu Hằng, Nguyễn Quang Linh // .- 2023 .- Số 4 (260) - Tháng 4 .- Tr. 38-50 .- 327

Phân tích quy mô và tốc độ tăng trưởng kim ngạch cũng như cán cân thương mại và cơ cấu ngành hàng giữa hai nước, đặt trong bối cảnh và triển vọng kinh tế hiện nay, với số liệu cập nhật đến hết tháng 02/2023. Bài viết đưa ra một số nhận định và đánh giá về thực trạng thương mại giữa hai nước, từ đó đề xuất một số giải pháp thúc đẩy phát triển thương mại song phương theo hướng cân bằng và có lợi hơn cho cả Việt Nam và Trung Quốc.