CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Đổi mới sáng tạo

  • Duyệt theo:
1 Đổi mới sáng tạo : nền tảng thúc đẩy chuyển đổi số ngành ngân hàng / Nguyễn Trung Anh // Khoa học và công nghệ Việt Nam .- 2025 .- Số 2A .- Tr. 32 - 34 .- 332.04

Đổi mới sáng tạo (ĐMST) thúc đẩy hoạt động chuyển đổi số (CĐS), làm cho hoạt động ngân hàng nhanh, đáng tin cậy và thân thiện hơn với khách hàng. ĐMST giúp các ngân hàng giảm chi phí, thích ứng với nhu cầu mới của thị trường và cung cấp dịch vụ tốt hơn trong khi vẫn tuân thủ các quy định ngày càng chặt chẽ của các cơ quan quản lý. Quan trọng hơn, ĐMST thúc đẩy văn hóa cải tiến liên tục, cho phép các ngân hàng duy trì khả năng cạnh tranh trong thế giới số thay đổi nhanh chóng. ĐMST không chỉ là công cụ cải tiến mà còn là chìa khóa thành công trong tương lai của ngành ngân hàng.

2 Thách thức và chiến lược đổi mới sáng tạo trong nghiên cứu, phát triển và sản xuất vắc-xin tại Việt Nam / Đỗ Tuấn Đạt // .- 2025 .- Tr. 19 - 23 .- 615.10711

Việt Nam là quốc gia có khả năng sản xuất các loại vắc-xin để tự cung cấp cho Chương trình Tiêm chủng mở rộng (TCMR). Tuy nhiên, các nhà sản xuất trong nước hiện chưa có đủ năng lực để đảm đương toàn bộ chuỗi giá trị của vắc-xin, đặc biệt là việc tiếp cận với các công nghệ mới và tiên tiến. Giống như nhiều quốc gia có thu nhập trung bình và thấp, Việt Nam đã phải đối mặt với các thách thức chạy đua về mặt thời gian và đảm bảo đủ nguồn cung cấp các vắc-xin cần thiết trong phòng chống đại dịch COVID-19. Chính phủ hiện cũng đã xây dựng các kế hoạch đến năm 2030, sớm đưa thêm các vắc-xin mới như vắc-xin phòng ung thư cổ tử cung (HPV), phế cầu (PCV), Rota và cúm mùa vào Chương trình TCMR. Điều này thúc đẩy các nhà sản xuất vắc-xin tại Việt Nam cần sớm xây dựng các chiến lược đổi mới sáng tạo để tiếp cận các công nghệ mới và tiên tiến trong nghiên cứu, phát triển và sản xuất vắc-xin. Đây cũng chính là điều kiện để giúp Việt Nam tiếp tục tự đảm bảo được nguồn cung vắc-xin và tăng cường năng lực để đối phó với các đại dịch mới trong trong tương lai.

3 Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ở Trung Quốc / Nghiêm Thúy Hằng, Đồng Xuân Dương // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2023 .- Số 3 .- Tr. 71 - 78 .- 332

Trong kỷ nguyên kinh tế “bình thường mới” (Mí^ỉiS), Chính phủ Trung Quốc đang hướng tới mô hình tăng trưởng định tính thay cho mô hình tăng trưởng định lượng hiện có. Đê phù hợp với quá trình chuyển đổi nền kinh tế từ sản xuất sang phát triển công nghệ cao, Chính phủ Trung Quốc đã triển khai chiến lược “Khởi nghiệp và đổi mới đại chúng” (À&ÊỊJlllZ.7jẨtẾll^JÍ) thông qua việc đẩy mạnh xây dựng và hoàn thiện hệ sinh thái khởi nghiệp nhằm tạo ra các động lực tăng trưởng mới mang tính bền vững. Các chính sách mới của Chính phủ Trung Quốc đã khiến văn hóa khởi nghiệp, cơ sở hạ tầng và các nền tảng hỗ trợ cho các công ty khởi nghiệp phát triển nhanh chóng. Bài viết tập trung làm rõ thực trạng, những thành tựu và hạn chế của hệ sinh thái khởi nghiệp của Trung Quốc trong giai đoạn 2012-2022, trên cơ sở đó bước đầu làm rõ vị thế, đặc thù, năng lực cạnh tranh, triển vọng phát triển của hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Trung Quốc trong thời gian tới.

4 Phát triển công nghiệp dựa trên khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo ở Hàn Quốc và bài học cho Việt Nam / Lê Đức Nguyên // .- 2024 .- Số 12A .- Tr. 50 - 54 .- 330

Năm 2020, Hàn Quốc trở thành nền kinh tế lớn thứ 10 trên thế giới và được Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD) phân loại lại từ nền kinh tế nhóm A (các nước châu Á và châu Phi) thành nền kinh tế nhóm B (các nền kinh tế phát triển). Bài viết chia sẻ về kinh nghiệm của Hàn Quốc và đưa ra một số gợi ý chính sách mà Việt Nam có thể tham khảo trong quá trình phát triển công nghiệp dựa trên khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST).

5 Phát triển nguồn nhân lực cho đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp trong các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh / Đỗ Đình Long, Nguyễn Thu Thủy, Bùi Như Hiển // .- 2024 .- K2 - Số 264 - Tháng 5 .- Tr. 82-84 .- 658

Bài viết đã sử dụng mô hình SWOT để phân tích và xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp trong các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới.

6 Tác động của quản trị nhân lực đến năng lực đổi mới sáng tạo của nhân viên tại các ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam / Đinh Thị Hương // .- 2024 .- Số 823 - Tháng 4 .- Tr. 116-119 .- 332.12

Với mục tiêu phân tích tác động của quản trị nhân lực đến năng lực đổi mới sáng tạo của nhân viên trong môi trường số tại các ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam, nghiên cứu tiến hành thống kê mô tả, phân tích EFA, phân tích CFA, phân tích SEM số liệu từ 638 phiếu điều tra từ các ngân hàng thương mại cổ phần. Kết quả nghiên cứu cho thấy, đào tạo và phát triển nhân lực là yếu tố tác động mạnh nhất đến đổi mới, sáng tạo và từ đó hàm ý một số chính sách cho các nhà quản lý tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam thúc đẩy hoạt động quản trị nhân lực, đổi mới, sáng tạo nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần trong môi trường số.

7 Tác động của chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh đến sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân Việt Nam trên nền tảng thực hiện đổi mới sáng tạo / Lê Thị Hồng Thúy // .- 2024 .- K2 - Số 256 - Tháng 01 .- Tr. 83-87 .- 658

Cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh (NLCT) là mục tiêu của Chính phủ, chính quyền địa phương trong những năm gần đây. Nghiên cứu tác động của chỉ số PCI đến sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân (DNTN) nhằm đưa ra đánh giá, nhận định đầy đủ hơn về nỗ lực cải thiện chỉ số này có thực sự thúc đẩy phát triển DNTN. Đặc biệt, sự xuất hiện của phương thức sản xuất mới đòi hỏi DN phải thực hiện đầu tư vào công nghệ, thực hiện đổi mới sáng tạo, nâng cao chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh. Kết quả nghiên cứu cho thấy: chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh có ảnh hưởng tích cực đến kết quả hoạt động và năng suất của DNTN. Tuy nhiên, một số chỉ tiêu như gia nhập thị trường, tính năng động tiên phong của lãnh đạo tỉnh và đào tạo lao động có tác động tiêu cực đến sự phát triển của DNTN.

8 Các yếu tố cần thiết để thực hiện đổi mới sáng tạo xanh trong doanh nghiệp / Trương Thị Ngọc Thuyên // .- 2023 .- Số 11 (546) - Tháng 11 .- Tr. 28-37 .- 658

Nghiên cứu này sử dụng đổi mới sáng tạo xanh là sự vận dụng đổi mới sáng tạo để hướng đến phát triển phương pháp phân tích thứ bậc (AHP) nhằm làm rõ nhận định của doanh nghiệp về tầm quan trọng của các yếu tố cần thiết để thực hiện đổi mới sáng tạo xanh trong doanh nghiệp. Qua những nhận định của các chuyên gia, các yếu tố thuộc về môi trường kinh doanh có ảnh hưởng lớn nhất, tiếp đến là các yếu tố thuộc về hệ thống quản lý và các yếu tổ thuộc về năng lực cốt lõi xanh của doanh nghiệp. Nghiên cứu đề ra những định hướng trong chính sách để thúc đẩy đổi mới sáng tạo xanh.

9 Ảnh hưởng của quy mô lao động và ứng dụng công nghệ thông tin đến đổi mới sáng tạo của các doanh nghiệp ngành chế biến chế tạo Việt Nam / Vũ Thị Thu Hương // .- 2023 .- Số 318 - Tháng 12 .- Tr. 52-62 .- 658

Bài báo phân tích và đánh giá ảnh hưởng của quy mô lao động, ứng dụng công nghệ thông tin và tương tác giữa chúng đến đổi mới sáng tạo của các doanh nghiệp ngành chế biến chế tạo, bao gồm đổi mới sản phẩm, đổi mới quy trình, đổi mới tổ chức. Nghiên cứu sử dụng mô hình Probit trên dữ liệu gồm 200.059 doanh nghiệp đang hoạt động trong ngành chế biến chế tạo, được thu thập từ Tổng điều tra kinh tế năm 2021 của Tổng cục Thống kê. Kết quả nghiên cứu cho thấy: quy mô lao động và ứng dụng công nghệ thông tin (sử dụng internet, phầm mềm và hệ thống tự động trong hoạt động sản xuất kinh doanh) có ảnh hưởng tích cực đến đổi mới sáng tạo. Hơn nữa, ứng dụng công nghệ thông tin đồng thời giảm quy mô lao động hợp lý sẽ tăng hiệu quả đổi mới sáng tạo. Từ đó, tác giả đề xuất một số giải pháp và khuyến nghị chính sách nhằm thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong các doanh nghiệp ngành chế biến chế tạo Việt Nam.

10 Một số vấn đề cơ bản về thể chế thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư phát triển khoa học và công nghệ / Nguyễn Thị Ánh // .- 2023 .- K1 - Số 251 - Tháng 11 .- Tr. 28-32 .- 658

Đề cập định hướng của Đảng về phát triển KH&CN, vấn đề thể chế thúc đẩy đầu tư phát triển khoa học và công nghệ, đồng thời gợi mở một số vấn đề có tính lý luận về thể chế thúc đẩy các doanh nghiệp đầu tư phát triển KH&CN, góp phần đáp ứng yêu cầu đổi mới sáng tạo và phát triển KH&CN, tạo động lực to lớn cho phát triển kinh tế bền vững.