CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Trở về

Nghiên cứu ảnh hưởng của độ dốc và độ rỗng đến khả năng thoát nước của bê tông nhựa rỗng bằng thí nghiệm mô phỏng mưa trong phòng

Tác giả:
Số trang: Tr. 162 - 171
Tên tạp chí: Giao thông vận tải
Số phát hành: Số 2
Kiểu tài liệu: Tạp chí điện tử
Nơi lưu trữ: CSDL điện tử
Mã phân loại: 624
Ngôn ngữ: Tiếng Việt
Từ khóa: Bê tông nhựa rỗng, Ngập lụt, Độ dốc, Độ rỗng, Mô phỏng mưa
Tóm tắt:

Bê tông nhựa rỗng (BTNR) đã được sử dụng phổ biến để gia tăng khả năng thoát nước của mặt đường. Sự thoát nước này phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như lưu lượng mưa, độ dốc thiết kế và độ rỗng của vật liệu. Nghiên cứu này được thực hiện với mục tiêu đánh giá khả năng thoát nước BTNR có xét đến ảnh hưởng của độ dốc và độ rỗng khác nhau. Thí nghiệm mô phỏng mưa được thực hiện cho mẫu BTNR có độ rỗng là 10% và 15% trong điều kiện lưu lượng mưa khác nhau. Kết quả thí nghiệm cho thấy khả năng thoát nước qua thân của mẫu BTNR tỷ lệ nghịch với độ dốc và tỷ lệ thuận với độ rỗng. Thêm vào đó, nghiên cứu này còn chỉ ra rằng ở cường độ mưa lớn, mẫu BTNR. Nghiên cứu còn cho thấy rằng, tại điều kiện cường độ mưa lớn, các mẫu BTNR có độ rỗng và độ dốc khác nhau cho kết quả tương tự như nhau về khả năng thoát nước. Kết quả trong nghiên cứu này giúp chúng ta hiểu rõ hơn về ứng xử thoát nước của BTNR. Trong tương lai, các thí nghiệm hiện trường cần được triển khai thực hiện để giúp các kỹ sư và các nhà khoa học hiểu rõ hơn về ứng xử cơ học và thoát nước của mẫu BTNR. Từ đó, vật liệu BTNR có thể được ứng dụng rộng rãi và hiệu quả góp phần chống ngập trong đô thị

Tạp chí liên quan