CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Mô phỏng

  • Duyệt theo:
1 Nghiên cứu ảnh hưởng của độ dốc và độ rỗng đến khả năng thoát nước của bê tông nhựa rỗng bằng thí nghiệm mô phỏng mưa trong phòng / // Giao thông vận tải .- 2025 .- Số 2 .- Tr. 162 - 171 .- 624

Bê tông nhựa rỗng (BTNR) đã được sử dụng phổ biến để gia tăng khả năng thoát nước của mặt đường. Sự thoát nước này phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như lưu lượng mưa, độ dốc thiết kế và độ rỗng của vật liệu. Nghiên cứu này được thực hiện với mục tiêu đánh giá khả năng thoát nước BTNR có xét đến ảnh hưởng của độ dốc và độ rỗng khác nhau. Thí nghiệm mô phỏng mưa được thực hiện cho mẫu BTNR có độ rỗng là 10% và 15% trong điều kiện lưu lượng mưa khác nhau. Kết quả thí nghiệm cho thấy khả năng thoát nước qua thân của mẫu BTNR tỷ lệ nghịch với độ dốc và tỷ lệ thuận với độ rỗng. Thêm vào đó, nghiên cứu này còn chỉ ra rằng ở cường độ mưa lớn, mẫu BTNR. Nghiên cứu còn cho thấy rằng, tại điều kiện cường độ mưa lớn, các mẫu BTNR có độ rỗng và độ dốc khác nhau cho kết quả tương tự như nhau về khả năng thoát nước. Kết quả trong nghiên cứu này giúp chúng ta hiểu rõ hơn về ứng xử thoát nước của BTNR. Trong tương lai, các thí nghiệm hiện trường cần được triển khai thực hiện để giúp các kỹ sư và các nhà khoa học hiểu rõ hơn về ứng xử cơ học và thoát nước của mẫu BTNR. Từ đó, vật liệu BTNR có thể được ứng dụng rộng rãi và hiệu quả góp phần chống ngập trong đô thị

2 Kết hợp nhiều cảm biến thời gian thực để phát hiện và định vị đối tượng trong xe tự lái : mô phỏng Carla / Trung Thi Hoa Trang Nguyen, Thanh Toan Dao, Thanh Binh Ngo // Giao thông vận tải .- 2025 .- Số 1 .- Tr. 64 - 78 .- 624

Nghiên cứu về tích hợp camera và LiDAR trong hệ thống xe tự lái có ý nghĩa khoa học quan trọng trong bối cảnh phát triển công nghệ 4.0 và ứng dụng trí tuệ nhân tạo. Nghiên cứu góp phần nâng cao độ chính xác trong việc nhận dạng và định vị vật thể trong môi trường phức tạp. Đây là nền tảng quan trọng cho các nghiên cứu sâu hơn về tối ưu hóa thời gian phản hồi và nâng cao tính an toàn của hệ thống xe tự lái. Nghiên cứu này đề xuất một phương pháp hợp nhất dữ liệu đa cảm biến theo thời gian thực, được gọi là "Hợp nhất nhiều lớp", để phát hiện và định vị vật thể trong xe tự hành. Quá trình hợp nhất tận dụng tích hợp cấp độ pixel và cấp độ tính năng, đảm bảo đồng bộ hóa dữ liệu liền mạch và hiệu suất mạnh mẽ trong điều kiện bất lợi. Các thí nghiệm được tiến hành trên trình mô phỏng CARLA. Kết quả cho thấy phương pháp này cải thiện đáng kể khả năng nhận thức môi trường và định vị vật thể, đạt độ chính xác phát hiện trung bình là 95% và sai số khoảng cách trung bình là 0,54 mét trong nhiều điều kiện khác nhau, với hiệu suất thời gian thực ở mức 30 FPS. Những kết quả này chứng minh tính mạnh mẽ của phương pháp trong cả tình huống lý tưởng và bất lợi.

3 Đề xuất xây dựng hệ sinh thái AI cho Việt Nam : một mô hình sơ khởi nhưng mang tính quyết định thành bại / Trịnh Quang Vũ, Dương Tuấn Kiệt, Lương Thị Ngân, Nguyễn Thị Thanh Hằng, Trần Thảo Mi // .- 2021 .- Tr. 13-17 .- 004

Đề xuất xây dựng hệ sinh thái AI cho Việt Nam, bao gồm 5 trụ cột cốt lõi và liên kết chặt chẽ với nhau: Trụ cột 1 – Sự phát triển của trí tuệ nhân tạo toàn cầu; Trụ cột 2 – Nền kinh tế; Trụ cột 3 – Hệ thống tài chính; Trụ cột 4 – Doanh nghiệp và đội ngũ nhân sự (tài chính, tiếp thị và quản lý); và Trụ cột 5 – Các vấn đề liên quan đến xã hội và đạo đức. AI được hiểu đơn giản là sự mô phỏng trí thông minh của con người bằng các máy móc, phần mềm được lập trình để suy nghĩ giống con người và bắt chước hành động của họ, đã trở thành một trong những kỹ thuật và công nghệ “nóng” nhất hiện nay.

4 Thiết kế và mô phỏng hoạt động của vi chấp hành nhiệt điện silicon-polymer / Chử Đức Trình, Nguyễn Ngọc Việt, Đặng Văn Hiếu // Khoa học Công nghệ Việt Nam .- 2016 .- Số 4(2) tháng 2 .- Tr.24-31 .- 662.6

Trình bày về thiết kế và mô phỏng hoạt động của vi chấp hành nhiệt điện silicon-polymer với kích thước nhỏ; điện áp hoạt động thấp; lực và độ dịch chuyển đầu ra lớn; tương thích với quy trình chế tạo CMOS. Hoạt động của cấu trúc được phân tích dựa trên lý thuyết cơ học cổ điển và phương pháp mô hình hóa phần tử hữu hạn.