Đại diện khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, lợi ích công cộng và lợi ích của Nhà nước
Tác giả: Lê Vũ Nam, Nguyễn Huy HoàngTóm tắt:
Trong bài viết này, các tác giả phân tích vấn đề xác định các chủ thể được pháp luật quy định có quyền khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, lợi ích công cộng và lợi ích của Nhà nước; thực tiễn áp dụng các quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 về đại diện khởi kiện và tham gia vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, lợi ích công cộng và lợi ích của Nhà nước tại Việt Nam; so sánh với các quy định tương ứng của pháp luật một số nước để từ đó đánh giá tính khả thi của các quy định của pháp luật điều chỉnh những quan hệ phát sinh có liên quan. Qua việc xác định khái niệm và bản chất của đại diện trong tố tụng dân sự, trên cơ sở nhận diện những hạn chế, bất cập trong các quy định hiện hành, các tác giả đề xuất giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam theo hướng bổ sung chủ thể tham gia đại diện khởi kiện các vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, lợi ích công cộng và lợi ích của Nhà nước.
- Bảo vệ quyền lợi người gửi tiền - mục tiêu quan trọng và xuyên suốt của chính sách bảo hiểm tiền gửi
- Bảo vệ quyền của nạn nhân mua bán người: một số vấn đề pháp lý tại Việt Nam
- Bảo vệ quyền của lao động nữ theo pháp luật lao động Việt Nam – và thực tiễn tại Trường Đại học Công nghiệp Tp. Hồ Chí Minh
- Hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên và thực tiễn áp dụng
- Thực trạng pháp luật Việt Nam hiện hành về các biện pháp báo vệ quyền của lao động nữ