CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Luật Tố tụng dân sự

  • Duyệt theo:
1 Đại diện khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, lợi ích công cộng và lợi ích của Nhà nước / Lê Vũ Nam, Nguyễn Huy Hoàng // .- 2024 .- Số 9 (488) - Kỳ 1 - Tháng 5 .- Tr. 42 – 51 .- 340

Trong bài viết này, các tác giả phân tích vấn đề xác định các chủ thể được pháp luật quy định có quyền khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, lợi ích công cộng và lợi ích của Nhà nước; thực tiễn áp dụng các quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 về đại diện khởi kiện và tham gia vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, lợi ích công cộng và lợi ích của Nhà nước tại Việt Nam; so sánh với các quy định tương ứng của pháp luật một số nước để từ đó đánh giá tính khả thi của các quy định của pháp luật điều chỉnh những quan hệ phát sinh có liên quan. Qua việc xác định khái niệm và bản chất của đại diện trong tố tụng dân sự, trên cơ sở nhận diện những hạn chế, bất cập trong các quy định hiện hành, các tác giả đề xuất giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam theo hướng bổ sung chủ thể tham gia đại diện khởi kiện các vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, lợi ích công cộng và lợi ích của Nhà nước.

2 Về các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự / Vũ Minh Quân // Luật sư Việt Nam .- 2023 .- Số 5 .- Tr. 35 – 43 .- 340

Tăng cường hiệu quả áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong các vụ án dân sự là tư tưởng quan trọng của Chiến lược Cải cách tư pháp. Bài viết tập trung phân tích các quy định về biện pháp khẩn cấp tạm thời trong Bộ luật Tổ tụng dân sự năm 2015, đồng thời đánh giá thực tiễn áp dụng các quy định này. Qua đó đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện chế định biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự và nâng cao hiệu quả áp dụng tại các tòa án ở Việt Nam.

3 Hình thức tồn tại và khả năng thỏa thuận của biện pháp khẩn cấp tạm thời / Phạm Thị Thúy // Khoa học pháp lý Việt Nam .- 2022 .- Số 05(153) .- Tr. 53-61 .- 346

Thực tiễn xét xử vụ án tại Tòa án đã phát sinh một số vấn đề liên quan đến biện pháp khẩn cấp tạm thời như: (i) hình thức tồn tại của việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời; (ii) khả năng thỏa thuận về việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời của các đương sự. Vấn đề này cần thiết phải giải quyết để có sự thống nhất trong thực tiễn xét xử.

4 Áp dụng pháp luật trong trường hợp chưa có điều kiện áp dụng trong giải quyết vụ việc dân sự / Nguyễn Thị Vân Trang // Luật học .- 2022 .- Số 7 .- Tr.19-22 .- 345

Áp dụng pháp luật trong trường hợp chưa có điều luật áp dụng trong giải quyết vụ việc dân sự là một chế định mới lần đầu tiên được quy định trong pháp luật dân sự và pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam. Khoản 2 Điều 14 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định tòa án không được từ chối giải quyết vụ, việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng; trong trường hợp này, quy định tại Điều 5 (áp dụng tập quán) và Điều 6 (áp dụng tương tự pháp luật) của Bộ luật này được áp dụng. Khoản 2 Điều 4 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 cũng quy định: Tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng. Bài viết tập trung phân tích các quy định của pháp luật liên quan đến vấn đề này và một số vướng mắc, hạn chế từ thực tiễn áp dụng.

5 Bàn về thủ tục áp dụng, thay đổi, hủy bảo biện pháp khẩn cấp tạm thời phong tỏa tài sản tại ngân hàng / Hà Giang // Luật sư Việt Nam .- 2021 .- Số 10(434) .- Tr.39 - 45 .- 346

Các biện pháp khẩn cấp tạm thời được quy định tại Chương VIII Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, trong đó có biện pháp phong tỏa tài khoản tại ngân hàng. Trong quá trình giải quyết vụ án, để tránh việc tẩu tán tài sản và đáp ứng nhu cầu của thực tiễn giải quyết tranh chấp dân sự là nhanh chóng, kịp thời và an toàn pháp lý cho các bên đương sự, pháp luật đã quy định về thủ tục áp dụng, thay đổi, hủy bỏ phong tỏa tài khoản tại ngân hàng. Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng pháp luật cho thấy vẫn còn những vướng mắc nhất định. Do đó, cần có những giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật về biện pháp phong tỏa tài khoản tại ngân hàng nhằm bảo đảm áp dụng pháp luật được thống nhất, kịp thời, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự.

6 Pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư / Trần Anh Tuấn // Luật học .- 2022 .- Số 1 .- Tr.31 - 46 .- 346.597

Bài viết phân tích, luận giải về chính sách của Đảng đối với pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam trong bối cảnh tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; xác định những thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư có tác động tới lĩnh vực tư pháp dân sự và có khả năng ứng dụng những thành tự này trong việc hoàn thiện pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam. Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu này, bài viết phân tích triết lý, kinh nghiệm của Pháp, Đức, Liên minh Châu Âu trong việc pháp lý hóa các vấn đề kỹ thuật, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam đáp ứng yêu cầu của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

7 Pháp luật về chứng cứ điện tử trong tố tụng dân sự Việt Nam / Nguyễn Thành Minh Chán // Nghiên cứu Lập pháp .- 2021 .- Số 24(448) .- Tr.31 - 35 .- 346.597

Trong tình hình hiện nay với sự lây lan của dịch bệnh Covid-19, mọi giao dịch hầu hết diễn ra trên không gian mạng. Do đó, vấn đề cần giải quyết hiện nay là đưa ra mô hình lý luận nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về chứng cứ điện tử ở nước ta trong giai đoạn hiện nay là thật sự cần thiết và thiết yếu.

8 Thẩm quyền của tòa án đối với quyết định cá biệt của cơ quan, tổ chức / Nguyễn Biên Thùy // Nghiên cứu Lập pháp .- 2021 .- Số 21(445) .- Tr.3 - 7 .- 345.5970026

Điều 34 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định thẩm quyền của Tòa án đối với quyết định cá biệt của cơ quan, tổ chức. Thẩm quyền của Tòa án còn là căn cứ pháp lý để công dân, cơ quan, tổ chức được quyền đòi hỏi Tòa án bảo vệ quyền khi bị xâm phạm. Thẩm quyền của Tòa án đối với việc xem xét hủy quyết định cá biệt còn là quy định để kiểm soát quyền lực hành chính đối với cơ quan hành chính nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự.Trong phạm vi bài viết này, tác giả trình bày, phân tích quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 về thẩm quyền của Tòa án đối với quyết định cá biệt của cơ quan, tổ chức; chỉ ra những bất cập trên thực tế và đưa ra kiến nghị.

9 Bảo vệ người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ khi tham gia hoạt động tố tụng dân sự / Trần Ngọc Tuấn // Nghiên cứu Lập pháp .- 2021 .- Số 23(447) .- Tr.31 - 40 .- 345.5970026

Trong phạm vi bài viết này, tác giả trình bày, phân tích các quy định của pháp luật dân sự, tố tụng dân sự về người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; về cơ chế bảo vệ nhóm đối tượng này khi tham gia vào hoạt động tố tụng dân sự. Bên cạnh đó, tác giả phân tích những bất cập từ thực tiễn xét xử về tuyên bố một người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, đối chiếu với pháp luật ở các quốc gia khác và đưa ra những kiến nghị hoàn thiện pháp luật.

10 Một số vấn đề pháp lý và thực tiễn / Trần Sơn Hải, Nguyễn Mai Linh // Luật học .- 2021 .- Số 5 .- Tr.49 - 52 .- 346

Quyền khởi kiện vụ án dân sự được thừa nhận tại Điều 14 Hiến pháp năm 2013 và được cụ thể hóa tại Điều 186 Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS) năm 2015. Hiện nay đang tồn tại 02 quan điểm khác nhau về khái niệm khởi kiện vụ án dân sự: (i) “Khởi kiện vụ án dân sự là việc cá nhân, cơ quan, tổ chức có đủ điều kiện khởi kiện theo quy định của pháp luật yêu cầu tòa án giải quyết vụ án dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của người khác hoặc bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước”; (ii) “Quyền khởi kiện vụ án dân sự là một quyền tố tụng được ghi nhận trong pháp luật, theo đó cá nhân, tổ chức và các chủ thể khác trong phạm vi quyền hạn của mình có quyền tự quyết định việc yêu cầu tòa án có thẩm quyền bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, lợi ích của người khác hay lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp đó bị xâm phạm”.