CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Bảo vệ quyền lợi

  • Duyệt theo:
1 Đại diện khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, lợi ích công cộng và lợi ích của Nhà nước / Lê Vũ Nam, Nguyễn Huy Hoàng // .- 2024 .- Số 9 (488) - Kỳ 1 - Tháng 5 .- Tr. 42 – 51 .- 340

Trong bài viết này, các tác giả phân tích vấn đề xác định các chủ thể được pháp luật quy định có quyền khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, lợi ích công cộng và lợi ích của Nhà nước; thực tiễn áp dụng các quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 về đại diện khởi kiện và tham gia vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, lợi ích công cộng và lợi ích của Nhà nước tại Việt Nam; so sánh với các quy định tương ứng của pháp luật một số nước để từ đó đánh giá tính khả thi của các quy định của pháp luật điều chỉnh những quan hệ phát sinh có liên quan. Qua việc xác định khái niệm và bản chất của đại diện trong tố tụng dân sự, trên cơ sở nhận diện những hạn chế, bất cập trong các quy định hiện hành, các tác giả đề xuất giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam theo hướng bổ sung chủ thể tham gia đại diện khởi kiện các vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, lợi ích công cộng và lợi ích của Nhà nước.

2 Bảo vệ quyền lợi người gửi tiền - mục tiêu quan trọng và xuyên suốt của chính sách bảo hiểm tiền gửi / Phạm Việt // .- 2024 .- Số 04 - Tháng 02 .- Tr. 43-44 .- 368

Năm 2023 qua đi với những dấu ấn quan trọng của ngành Ngân hàng vào quá trình phục hồi kinh tế - xã hội, đảm bảo thanh khoản và sự phát triển an toàn của hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD). Kết quả đó có sự đóng góp tích cực của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) - tổ chức tài chính Nhà nước chuyên trách, thay mặt Chính phủ bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền, từ đó, góp phần thiết thực vào sự lớn mạnh của nền tài chính quốc gia.

3 Bảo vệ quyền của nạn nhân mua bán người: một số vấn đề pháp lý tại Việt Nam / Phan Thanh Thanh // .- 2023 .- Số 646 - Tháng 11 .- Tr. 75-77 .- 341.48

Bài viết sẽ phân tích những vấn đề pháp lý trong việc bảo vệ quyền của nạn nhân mua bán người ở Việt bằng việc sử dụng phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu. Chính phủ Việt Nam đã tích cực phê các cam kết ở cấp độ quốc tế và khu vực trong phòng chống mua bán người và đưa ra nhiều cam kết vệ quyền của nạn nhân. Tuy nhiên, pháp luật về phòng, chống mua bán người hiện hành vẫn còn một chế, trong đó có một số khoảng trống giữa luật phòng, chống mua bán người của Việt Nam với các kết quốc tế mà Việt Nam đã ký kết.

4 Bảo vệ quyền của lao động nữ theo pháp luật lao động Việt Nam – và thực tiễn tại Trường Đại học Công nghiệp Tp. Hồ Chí Minh / Đào Thị Nguyệt // .- 2021 .- Số 48 .- Tr. 43-49 .- 344.597 01

Bài viết sử dụng phương pháp: phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin như: Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Tác giả cũng sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học truyền thống như: phương pháp so sánh giữa quy định của pháp luật lao động Việt Nam và thế giới, phương pháp phân tích các quy định của pháp luật và thực tiễn tại Trường Đại học Công nghiệp Tp. Hồ Chí Minh, phương pháp tổng hợp.

5 Hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên và thực tiễn áp dụng / Ngô Thị Hường // Luật học .- 2020 .- Số 6 .- Tr. 31 – 41 .- 340

Hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên là biện pháp xử lí đối với cha, mẹ có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ đối với con, nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên. Tuy nhiên, thực tế quy định này ít được áp dụng do nhận thức của cá nhân còn hạn chế, do sự thiếu trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong việc bảo vệ người chưa thành niên. Bài viết nghiên cứu quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 về hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên, phân tích thực tiễn áp dụng trong những năm quan và đư ẩ một số giải pháp nhằm nâng cai hiệu quả thực thi pháp luật về hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên.

6 Bảo vệ quyền lợi người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu theo quy định pháp luật một số nước / Phan Thanh Mộng Quyền // .- 2019 .- Số 1 .- Tr. 30-35 .- 340

Vấn đề bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu cũng là một vấn đề gây nhiều tranh cãi. Vậy pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ như thế nào? Chính vì vậy, việc nghiên cứu, phân tích các vấn đề pháp lý liên quan đến bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu, từ đó tìm ra những vướng mắc, bất cập, đồng thời kiến nghị những giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện pháp luật về vấn đề này là điều hết sức cần thiết. Trong phạm vi bài viết này, tác giả trình bày kinh nghiệm pháp luật của các nước về bảo vệ quyền lợi người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu và pháp luật Việt Nam hiện hành về vấn đề này.

7 Thực trạng pháp luật Việt Nam hiện hành về các biện pháp báo vệ quyền của lao động nữ / Trần Thị Mộng // .- 2019 .- Số 1 .- Tr. 13-18 .- 340

Cùng với quan niệm sai lệch về giới làm cho lao động nữ trở thành đối tượng dễ bị tổn thương hơn. Với đặc thù về giới và sự tồn tại của quan niệm “trọng nam khinh nữ” lao động ; nữ ở Việt Nam vẫn bị yếu thế, gặp nhiều thách thức, bị xâm phạm về quyền và lợi ích. Trong phạm vi bài viết này, tác giả trình bày thực trạng pháp luật về các biện pháp bảo vệ quyền của lao động nữ, tác giả tập trung ba nội dung chính là: Pháp luật về biện pháp bồi thường thiệt hại; pháp luật về biện pháp xử lý vi phạm hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự; pháp luật về biện pháp giải quyết tranh chấp.