CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Tài chính số

  • Duyệt theo:
1 Thực trạng phát triển sản phẩm và dịch vụ tài chính số tại các quốc gia châu Á / Lê Thị Hương Trà, Nguyễn Ngọc Hải, Lê Thị Quỳnh Anh, Nguyễn Thu Huyền, Trần Thị Huyền // .- 2024 .- Số 11 - Tháng 6 .- Tr. 50-57 .- 332

Bài viết nhằm mục đích đánh giá sự phát triển của các sản phẩm và dịch vụ tài chính số tại các quốc gia trong khu vực châu Á. Dựa trên dữ liệu được thu thập từ các báo cáo về tài chính toàn diện của Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), nghiên cứu tập trung đánh giá thực trạng tiếp cận các dịch vụ tài chính số tại 19 quốc gia châu Á từ phía chủ thể cung cấp và chủ thể tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ tài chính. Kết quả cho thấy, thực trạng cung cấp và sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài chính số tại châu Á có sự cải thiện đáng kể qua các năm. Tuy nhiên, các dịch vụ này nhìn chung vẫn chưa phổ biến đối với các đối tượng yếu thế, một số khía cạnh tài chính số vẫn có sự khác biệt lớn giữa các quốc gia phát triển và đang phát triển. Từ đó, nghiên cứu khái quát một số hàm ý chính sách để cải thiện, thúc đẩy sự phát triển của tài chính số tại châu Á.

2 Kinh nghiệm triển khai tài chính số tại Hàn Quốc và Nhật Bản / Nguyễn Trung Hiếu // .- 2024 .- Số 822 - Tháng 4 .- Tr. 19 - 21 .- 332

Bài viết nghiên cứu kinh nghiệm triển khai tài chính số tại 2 quốc gia tiêu biểu trên, từ đó, rút ra bài học chuyển đổi số cho ngành Tài chính Việt Nam.

3 Xu hướng giám sát dịch vụ tài chính số trên thế giới và khuyến nghị chính sách cho Việt Nam / Lưu Ánh Nguyệt, Nguyễn Lê Đức // .- 2024 .- Số 822 - Tháng 4 .- Tr. 22 - 25 .- 332

Bài báo này trình bày về xu hướng và chiến lược trong việc giám sát dịch vụ tài chính số, nhằm nâng cao tính minh bạch, an toàn và hiệu quả của hệ thống tài chính. Một số xu hướng quan trọng bao gồm hoàn thiện các quy định quản lý và giám sát đối với dịch vụ tài chính số, ứng dụng công nghệ suptech trong giám sát tài chính số, nâng cấp mô hình giám sát tài chính.

4 Khả năng sử dụng dịch vụ tài chính số của người trung niên tại Việt Nam - Cách tiếp cận từ dân trí tài chính / Khúc Thế Anh, Huỳnh Anh Thư, Trần Tuấn Vinh // .- 2023 .- Số 22 - Tháng 11 .- Tr. 22-29 .- 332

Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá tác động của dân trí tài chính dưới góc độ xem xét cả ba yếu tố: Kiến thức tài chính, thái độ tài chính và hành vi tài chính lên khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính số (Digital financial services - DFS) của người trung niên tại Việt Nam. Nhóm nghiên cứu sử dụng dữ liệu thu thập thông qua phương pháp bảng hỏi trực tiếp và được xử lí thông qua phân tích định lượng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các nhân tố: Kiến thức tài chính, thái độ tài chính và hành vi tài chính đều có tương quan thuận với khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính số của người trung niên tại Việt Nam. Từ đó, nhóm tác giả đưa ra một số khuyến nghị chính sách với các cơ quan liên quan nhằm nâng cao dân trí tài chính và khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính số của người trung niên tại Việt Nam.

5 Tài chính số trong công cuộc phát triển tài chính toàn diện tại Việt Nam: một số giải pháp cho nhà cung ứng dịch vụ / Hoàng Thị Thu Hiện // .- 2023 .- Sô 17 (626) .- Tr. 32-38 .- 332

Cung ứng dịch vụ tài chính với chi phí hợp lý, trên nền tảng kĩ thuật hiện đại, an toàn tới người tiêu dùng là một mục tiêu vô cùng quan trọng ở nước ta hiện nay. Tài chính số giúp đại bộ phận cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức được tiếp cận các dịch vụ tiền gửi, tín dụng, thanh toán và các dịch vụ tài chính khác với chi phí thấp, an toàn, thuận tiện. Không chỉ làm cho nền kinh tế tăng trưởng, tài chính số còn góp phần gia tăng thu nhập, gia tăng chất lượng sống và văn minh tài chính của người dân. Trong công cuộc phát triển tài chính toàn diện, phát triển tài chính số và nhà cung ứng dịch vụ đóng vai trò rất quan quan trọng, bởi đây chính là một mắt xích mấu chốt trong hệ sinh thái tài chính toàn diện. Bài viết đưa ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển dịch vụ nhìn từ góc độ nhà cung ứng dịch vụ tài chính số tại Việt Nam.

6 Tác động của tài chính số tới sự ổn định của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam / Ngô Thanh Xuân, Lê Quỳnh Mai, Nguyễn Minh Hằng, Ngô Thị Thùy Ngân, Nguyễn Thùy Trang, Nguyễn Minh Ngọc // .- 2023 .- Số 21 - Tháng 11 .- Tr. 12-18 .- 332.12

Bài nghiên cứu phân tích mẫu gồm 24 NHTM tại Việt Nam với 960 quan sát trong giai đoạn 2013 - 2022. Kết quả thực nghiệm chỉ ra rằng, việc áp dụng tài chính số góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nâng cao hiệu quả hoạt động ngân hàng trong tương lai. Tuy nhiên, đối với thị trường mới nổi như Việt Nam, tài chính số tác động ngược chiều đến sự ổn định ngân hàng trong ngắn hạn. Điều này có thể giải thích do việc triển khai tài chính số tại Việt Nam chưa đến “giai đoạn chín muồi”, cần thêm thời gian để tạo ra tác động thuận chiều giữa tài chính số và sự ổn định ngân hàng. Do đó, cơ quan chức năng và các nhà hoạch định chính sách có thể coi tài chính số là công cụ hữu hiệu cho cuộc cách mạng ngành tài chính nói chung trong dài hạn.

7 Tác động của tài chính số đến ổn định tài chính quốc gia - Nghiên cứu thực nghiệm tại các nước ASEAN + 3 / Trần Thị Xuân Anh, Dương Ngân Hà // .- 2023 .- Số 20 - Tháng 10 .- Tr. 34-42 .- 332.1

Kết quả nghiên cứu cho thấy: Tài chính số có tác động tiêu cực tới chỉ số căng thẳng tài chính của các quốc gia trong khu vực ASEAN+3. Nói cách khác, tài chính số có thể thúc đẩy ổn định tài chính thông qua việc giảm căng thẳng tài chính. Bởi vậy, để thúc đẩy ổn định tài chính, mỗi quốc gia cần cải thiện cơ sở hạ tầng kĩ thuật số như tăng số lượng ATM, tăng số lượng thuê bao di động (đặc biệt là các thuê bao di động sử dụng điện thoại thông minh), tăng số lượng máy chủ Internet và khuyến khích người dân sử dụng Internet.

8 Hướng đến xây dựng hệ sinh thái tài chính số phong phú, hiện đại trên mọi lĩnh vực / Nguyễn Đại Trí // Tài chính .- 2022 .- Số 788 .- Tr. 6-8 .- 004

Chuyển đổi số là quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện của cá nhân, tổ chức về cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên công nghệ số và là xu hướng tất yếu trong tương lai. Tại Việt Nam, Bộ Tài chính là một trong những đơn vị tiên phong trong nghiên cứu, triển khai thành quả của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 và chuyển đổi số. Những kết quả đạt được trong chuyển đổi số thời gian qua sẽ là nền tảng để Bộ Tài Chính sớm đạt mục tiêu hình thành hệ sinh thái tài chính số toàn diện, đầy đủ, phong phú và hiện đại trên mọi lĩnh vực.

9 Xây dựng và vận hành kho dữ liệu ngân sách nhà nước tạo nền tảng xây dựng chiến lược ngành tài chính số / Bùi Tiến Sỹ // .- 2022 .- Số 788 .- Tr. 12-16 .- 004

Kho dữ liệu ngân sách nhà nước được xây dựng để chuẩn hóa dữ liệu, tạo lập mô hình, phương thức khai thác báo cáo dữ liệu và phân tích dữ liệu đáp ứng yêu cầu về thông tin ngân sách nhà nước phục vụ công tác quản lý, điều hành của Bộ Tài chính và cơ quan tài chính các cấp. Việc Bộ Tài chính hoàn thành nội dung triển khai xây dựng và đưa vào sử dụng kho dữ liệu ngân sách nhà nước vừa qua đã góp phần xây dựng và triển khai các nên tảng để phát triển chiến lược dữ liệu của ngành Tài chính với trọng tâm hướng tới là công tác quản trị dữ liệu.

10 Bộ Tài chính trên hành trình tới tài chính số xây dựng hệ sinh thái giao dịch tài chính số / Kim Liên // Thông tin và truyền thông .- 2022 .- Số 1 .- Tr. 40-47 .- 004

Các lĩnh vực nổi trội về quản lý thuế, hải quan, kho bạc, chứng khoán đã có bước tiến vượt bậc mang tính chất thay đổi căn bản, chuyển từ phương thức quản lý dịch vụ công dựa trên giấy tờ chuyển sang phương thức hiện đại, dựa vào ứng dụng công nghệ thông tin, ứng dụng thiết bị hiện đại để số hóa.