CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Dịch vụ--Tài chính ngân hàng

  • Duyệt theo:
1 Thực trạng phát triển sản phẩm và dịch vụ tài chính số tại các quốc gia châu Á / Lê Thị Hương Trà, Nguyễn Ngọc Hải, Lê Thị Quỳnh Anh, Nguyễn Thu Huyền, Trần Thị Huyền // .- 2024 .- Số 11 - Tháng 6 .- Tr. 50-57 .- 332

Bài viết nhằm mục đích đánh giá sự phát triển của các sản phẩm và dịch vụ tài chính số tại các quốc gia trong khu vực châu Á. Dựa trên dữ liệu được thu thập từ các báo cáo về tài chính toàn diện của Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), nghiên cứu tập trung đánh giá thực trạng tiếp cận các dịch vụ tài chính số tại 19 quốc gia châu Á từ phía chủ thể cung cấp và chủ thể tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ tài chính. Kết quả cho thấy, thực trạng cung cấp và sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài chính số tại châu Á có sự cải thiện đáng kể qua các năm. Tuy nhiên, các dịch vụ này nhìn chung vẫn chưa phổ biến đối với các đối tượng yếu thế, một số khía cạnh tài chính số vẫn có sự khác biệt lớn giữa các quốc gia phát triển và đang phát triển. Từ đó, nghiên cứu khái quát một số hàm ý chính sách để cải thiện, thúc đẩy sự phát triển của tài chính số tại châu Á.

2 Ảnh hưởng của kiến thức và sự tự tin đến hành vi ra quyết định của khách hàng trong sử dụng dịch vụ tài chính / Nguyễn Hoài Nam // Ngân hàng .- 2023 .- Số 6 .- Tr. 54-58 .- 332.12

Bài viết làm rõ khái niệm kiến thức và sự tự tin của khách hàng; đồng thời, phân tích những ảnh hưởng về kiến thức của khách hàng đến quá trình ra quyết định. Bên cạnh đó, phân tích hiệu quả việc ra quyết định của khách hàng trong trường hợp họ quá tự tin hoặc thiếu tự tin. Bài viết cũng đưa ra các kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới trong việc nâng cao kiến thức tài chính của khách hàng nhằm khuyến nghị thúc đẩy hành vi sử dụng dịch vụ tài chính, nâng cao hiệu quả ra quyết định của khách hàng.

3 Khung pháp lý về bảo vệ người tiêu dùng tài chính tại Việt Nam : thực trạng và một số khuyến nghị chính sách / Bùi Hữu Toán // Ngân hàng .- 2023 .- Số 3 .- Tr. 9-20 .- 340

Bài nghiên cứu nhằm đánh giá khung pháp lý trong lĩnh vực bảo vệ người tiêu dùng tài chính dựa trên tổng quan nghiên cứu cũng như các văn bản pháp luật hiện hành. Trên cơ sở đó, bài nghiên cứu đề xuất các khuyến nghị chính sách nhằm hoàn thiện khung pháp lý về bảo vệ người tiêu dùng tài chính tại Việt Nam.

4 Các yếu tố tác động đến ý định chấp nhận sử dụng dịch vụ tài chính di động trong đại dịch Covid-19 / Nguyễn Minh Trí, Đinh Vũ Hoàng Tuấn // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2022 .- Số 14(599) .- Tr. 24-28 .- 658

Nghiên cứu sử dụng phương pháp bình phương bé nhất riêng phần (PLS) với cách tiếp cận 277 người dùng. Kết quả phân tích dữ liệu chỉ ra rằng các giả thuyết đề xuất đều được ủng hộ, ngoại trừ tác động của rủi ro cảm nhận đến ý định chấp nhận sử dụng MFS của người dùng. Thêm vào đó, giá trị cảm nhận đóng vai trò trung gian toàn phần giữa hiệu quả mong đợi, nỗ lực mong đợi, rủi ro cảm nhận và ý định chấp nhận sử dụng MFS của người dùng.

5 Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng dịch vụ tài chính cá nhân tại Ngân hàng Thương mại / Lê Long Giang // .- 2022 .- Số 777 .- Tr. 55-58 .- 658

Bài viết tổng hợp các nghiên cứu liên quan đến hành vi sử dụng dịch vụ tài chính cá nhân, từ đó đề xuất mô hình kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng dịch vụ tài chính cá nhân tại Ngân hàng Thương mại, giúp các ngân hàng thương mại hoạch định chiến lược phù hợp nhằm thu hút khách hàng.

6 Trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực tài chính : thực tiễn áp dụng và thách thức / Đào Lê Kiều Oanh, Hà Thị Ngọc Hải // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2021 .- Số 23(584) .- Tr. 24-28 .- 332.1

Bài viết đưa ra cái nhìn tổng quan về trí tuệ nhân tạo, cùng với những ứng dụng trong các dịch vụ tài chính và cách các tổ chức tài chính thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng phản ứng trước sự thâm nhập của công nghệ AI, đồng thời chỉ ra những thách thức cần khắc phục.

7 Xu hướng tích hợp các dịch vụ tài chính: Lý thuyết đến thực tiễn tại một số quốc gia và khuyến nghị đối với Việt Nam / Đào Minh Phúc, Vũ Mai Chi // Ngân hàng .- 2021 .- Số 9 .- Tr.8 - 15 .- 658

Tích hợp các dịch vụ tài chính (Financial Services Intergration) đã được các quốc gia quan tâm từ đầu những năm 90 (OECD - 1992, 1993), đến năm 1999 nhóm các quốc gia G10 đã nghiên cứu mô hình tích hợp tài chính của các quốc gia này, cộng thêm Úc và Tây Ban Nha. Sau khủng hoảng tài chính 2008, sự tích hợp ngày càng tăng trên cả 3 lĩnh vực ngân hàng, chứng khoáng và bảo hiểm nên chủ đề này đã được sự quan tâm rộng rãi trong cả giới học thuật và kinh doanh. Tại Việt Nam, tích hợp tài chính mới chỉ diễn ra trong lĩnh vực ngân hàng và bảo hiểm( bancassurance). Do đó, để có cái nhìn tổng quan về vấn đề này, bài viết sẽ đưa ra lý luận chung, kinh nghiệm các quốc gia phát triển và khuyến nghị với Việt Nam trong quá trình đổi mới, tích hợp các dịch vụ tài chính.

8 Để đảm bảo an ninh thị trường tài chính ở Việt Nam trong bối cảnh mới / Nguyễn Minh Tân // Tài chính - Kỳ 1 .- 2021 .- Số 750 .- Tr. 19-22 .- 332.1

Trong những năm qua, việc đảm bảo an ninh thị trường tài chính ở Việt Nam đã được quan tâm với việc thường xuyên rà soát, kiện toàn hệ thống pháp luật đối với thị trường tài chính, phát triển mạnh các loại hình sản phẩm hàng hóa và dịch vụ. Theo đó, các sản phẩm hàng hóa trên thị trường tài chính phong phú về chủng loại, chất lượng và độ an toàn ngày được cải thiện… Tuy nhiên, so với yêu cầu đặt ra, hiện nay, thị trường tài chính ở Việt Nam cómức độ ổn định thấp, phát triển chưa vững chắc; cơ chế, chính sách đang trong quá trình sửa đổi, bổ sung hoàn thiện để phù hợp hơn với tình hình thực tế. Bài viết này nhận diện những khó khăn, thách thức đối với việc đảm bảo an ninh thị trường tài chính ở Việt Nam, từ đó đưa ra giải pháp khắc phục trong thời gian tới.

9 Công nghệ tài chính (Fintech) trong Cách mạng công nghiệp 4.0 ở một số nước châu Âu, châu Á và Mỹ: Thực trạng và triển vọng / Nguyễn Thị Thúy Hồng // Nghiên cứu Châu Âu .- 2019 .- Số 11 (230) .- Tr. 21 - 32 .- 332.1

Nghiên cứu, phân tích sự phát triển của Fintech ở một số nước châu Âu, châu Á và Mỹ về cơ hội, thách thức và những ảnh hưởng có thể, đánh giá triển vọng của Fintech và một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

10 Ảnh hưởng của mức thu nhập, mức tiết kiệm. Chi phí giao dịch và khoảng cách ngân hàng đến tài chính toàn diện / Nguyễn Thu Hiền // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2019 .- Số 8(193) .- Tr. 28-32 .- 332.12

Tập đi sâu nghiên cứu và xác định các yếu tố như mức thu nhập, mức tiết kiệm, chi phí giao dich và khoáng cách của ngân hàng ảnh hưởng đến tài chính toàn diện. Từ đó cho thấy, mức thu thập cao hơn, khuyến khích tiết kiệm, giảm chi phí giao dịch và giảm khoảng cáchgiwuax các ngân hàng với khách hàng sẽ làm gia tăng sử dụng các dịch vụ tài chính.