Thực trạng phát triển sản phẩm và dịch vụ tài chính số tại các quốc gia châu Á
Tác giả: Lê Thị Hương Trà, Nguyễn Ngọc Hải, Lê Thị Quỳnh Anh, Nguyễn Thu Huyền, Trần Thị HuyềnTóm tắt:
Bài viết nhằm mục đích đánh giá sự phát triển của các sản phẩm và dịch vụ tài chính số tại các quốc gia trong khu vực châu Á. Dựa trên dữ liệu được thu thập từ các báo cáo về tài chính toàn diện của Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), nghiên cứu tập trung đánh giá thực trạng tiếp cận các dịch vụ tài chính số tại 19 quốc gia châu Á từ phía chủ thể cung cấp và chủ thể tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ tài chính. Kết quả cho thấy, thực trạng cung cấp và sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài chính số tại châu Á có sự cải thiện đáng kể qua các năm. Tuy nhiên, các dịch vụ này nhìn chung vẫn chưa phổ biến đối với các đối tượng yếu thế, một số khía cạnh tài chính số vẫn có sự khác biệt lớn giữa các quốc gia phát triển và đang phát triển. Từ đó, nghiên cứu khái quát một số hàm ý chính sách để cải thiện, thúc đẩy sự phát triển của tài chính số tại châu Á.
- Đánh giá nguy cơ ngã của người bệnh viêm khớp dạng thấp bằng thang điểm morse tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
- Thực trạng lo âu và một số yếu tố liên quan ở người bệnh đến tiêm và hút dịch khớp tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
- Đặc điểm hình thái tuyến giáp trên siêu âm ở phụ nữ sau mãn kinh
- Bước đầu đánh giá kết quả điều trị tắc động mạch phổi cấp ở bệnh nhân cao tuổi
- Thực trạng và kết quả điều trị thiếu máu ở người bệnh phẫu thuật chỉnh hình lớn tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội giai đoạn 2023-2024