CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Tiếng Hàn--Ngữ pháp
1 Kiêng kị ngôn ngữ trong tiếng Việt và tiếng Hàn / Trần Văn Tiếng, Nguyễn Thị Kim Ngọc // .- 2023 .- Volume 8 (N1) - Tháng 9 .- Tr. 19-25 .- 495.78
Kiêng kị ngôn ngữ (language taboo) là hiện tượng phổ biến trong mọi ngôn ngữ. Biểu hiện của hiện tượng này là trong khi giao tiếp, người ta cần kiêng kị, cần tránh nói ra những từ ngữ có thể làm người nghe bị xúc phạm, khó chịu. Những từ ngữ kiêng kị khi dùng có thể làm cho cuộc thoại chuyển sang hướng tiêu cực, bất lợi, do vậy người ta cần phải nói tránh đi bằng cách sử dụng một từ ngữ khác. Kiêng kị ngôn ngữ là một hiện tượng ngôn ngữ khá phức tạp có liên quan đến các yếu tố văn hóa dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục, tập quán. Việc tránh dùng những từ ngữ kiêng kị thể hiện cách ứng xử ngôn từ trong các tình huống giao tiếp. Tìm hiểu từ ngữ kiêng kị trong tiếng Việt và tiếng Hàn giúp ta thấy được những điểm tương đồng và dị biệt về văn hóa dân tộc, về cách sử dụng từ ngữ thay thế các từ kiêng kị trong tiếng Việt và tiếng Hàn, tránh được những "cú sốc văn hóa” khi giao tiếp.
2 Đặc điểm và phương thức cấu tạo từ tạo mới tiếng Hàn (trọng tâm từ tạo mới tiếng Hàn liên quan đến covid-19) / Đỗ Phương Thùy, Nguyễn Thị Thúy Ngà // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2022 .- Số 4(324) .- Tr. 78-86 .- 495.7
Bước đầu tìm hiểu về từ tạo mới tiếng Hàn liên quan đến Covid-19 ở phương diện đặc điểm, cũng như tổng hợp phân tích các phương thức hình thành lớp từ này.
3 Đặc điểm lời khen về năng lực trong tiếng Hàn và tiếng Việt (với đối tượng là sinh viên Hàn Quốc và Việt Nam) / Dương Mỹ Linh // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2021 .- số 7(314) .- Tr. 128-138 .- 400
Phân tích các khái niệm tiền đề về lời khen, hành động ngôn từ và hành động khen, phép lịch sự, ngôn ngữ và giới tính để xây dựng cơ sở lý luận của việc nghiên cứu về lời khen. Phân tích đặc điểm lời khen về năng lực của sinh viên người Hàn, so sánh với lời khen về năng lực của sinh viên người Việt.
4 Thời tiết trong tục ngữ tiếng Hàn, tiếng Việt (trên ngữ liệu tục ngữ có yếu tố chỉ con giáp) / Hoàng Thị Yến // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2021 .- số 5(243) .- Tr. 61-69 .- 400
Bài viết sử dụng phương pháp miêu tả, phân tích thành tố nghĩa, thủ pháp đối chiếu một chiều với tiếng Hàn là ngôn ngữ cơ sở. Kết quả nghiên cứu cho thấy các hiện tượng tự nhiên dự báo thời tiết chỉ xuất hiện ở các đơn vị tục ngữ có yếu tố chỉ con trâu/bò.
5 Tìm hiểu về cấu trúc “V1-eo V2” trong tiếng Hàn / Lê Anh Phương // Khoa học Ngôn ngữ và Văn hóa .- 2021 .- Số 2 .- Tr. 191-197 .- 400
Tập trung giới thiệu và phân tích về bốn loại cấu trúc câu động từ ghép “V1-eo V2” thông dụng và được biết đến nhiều nhất trong tiếng Hàn.
6 Khảo sát hiện tượng sử dụng nhầm lẫn hai trợ từ cách 에/ 에서 của sinh viên năm thứ nhất khi viết bài luận theo chủ đề / Hoàng Thị Thao, Tràn Thị Chi // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2021 .- Số 2(308) .- Tr. 74-80 .- 495.7
Khảo sát hiện tượng sử dụng nhầm lẫn hai trợ từ cách 에 và 에서 trong các bài luận theo chủ đè của sinh viên năm thứ nhất, bước đầu chỉ ra và phân tích nguyên nhân thực trạng và đề xuất một số dạng bài tập luyện tập để khắc phục lỗi trên.