Kiêng kị ngôn ngữ trong tiếng Việt và tiếng Hàn
Tác giả: Trần Văn Tiếng, Nguyễn Thị Kim NgọcTóm tắt:
Kiêng kị ngôn ngữ (language taboo) là hiện tượng phổ biến trong mọi ngôn ngữ. Biểu hiện của hiện tượng này là trong khi giao tiếp, người ta cần kiêng kị, cần tránh nói ra những từ ngữ có thể làm người nghe bị xúc phạm, khó chịu. Những từ ngữ kiêng kị khi dùng có thể làm cho cuộc thoại chuyển sang hướng tiêu cực, bất lợi, do vậy người ta cần phải nói tránh đi bằng cách sử dụng một từ ngữ khác. Kiêng kị ngôn ngữ là một hiện tượng ngôn ngữ khá phức tạp có liên quan đến các yếu tố văn hóa dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục, tập quán. Việc tránh dùng những từ ngữ kiêng kị thể hiện cách ứng xử ngôn từ trong các tình huống giao tiếp. Tìm hiểu từ ngữ kiêng kị trong tiếng Việt và tiếng Hàn giúp ta thấy được những điểm tương đồng và dị biệt về văn hóa dân tộc, về cách sử dụng từ ngữ thay thế các từ kiêng kị trong tiếng Việt và tiếng Hàn, tránh được những "cú sốc văn hóa” khi giao tiếp.
- Tăng cường sự tham gia của khu vực tư nhân thông qua hợp tác công - tư trong xử lý chất thải rắn sinh hoạt
- Các cơ chế tài chính thúc đẩy bảo tồn đa dạng sinh học và dịch vụ hệ sinh thái
- Đánh giá vai trò của nhận thức cộng đồng trong duy trì bền vững đô thị và phát triển dịch vụ hệ sinh thái tại công viên Tao Đàn
- Phát hành trái phiếu xanh tại Việt Nam : thực trạng và khuyến nghị
- Đề xuất các giải pháp ứng phó với đảo nhiệt đô thị để bảo vệ sức khỏe người dân và thích ứng với biến đổi khí hậu