Đặc điểm nhân vật trào phúng trong thơ Nôm Học Lạc
Tác giả: Nguyễn Hữu RạngTóm tắt:
Văn học trào phúng là một bộ phận quan trọng góp phần làm nên diện mạo văn học trung đại Việt Nam. Trong bối cảnh văn hóa suy tàn của buổi đầu giao thời với xã hội Tây - Tàu nhốn nháo cuối thế kỉ XIX, những thi phẩm trào phúng bằng chữ Nôm càng chứng tỏ được vai trò đắc dụng trong việc phản ánh hiện thực đương thời. Bằng phương pháp nghiên cứu phong cách học và phân tích cấu trúc, bài viết tiếp cận thơ Nôm trào phúng Học Lạc từ phương diện nhân vật trào phúng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhân vật trào phúng trong thơ Nôm Học Lạc bao gồm hai nhóm đối tượng chính lần lượt gắn với tiếng cười tự trào và thế trào của tác giả, cụ thể: Nhân vật trào phúng là bản thân tác giả; Nhân vật trào phúng là các tầng lớp trên trong xã hội, gồm: hương chức, hội tề dốt nát và bè lũ tay sai bán nước, quan lại triều đình hèn nhát, nhu nhược; một bộ phận người dân bị tiêm nhiễm thói học đòi “Tây hóa”. Qua đó, bài viết góp phần làm rõ một số đặc trưng nổi bật trong phong cách nghệ thuật trào phúng của tác giả từ phương diện nhân vật đồng thời giúp độc giả yêu thơ nhận thấy được những đóng góp tích cực của Học Lạc trên thi đàn văn học dân tộc.
- Chuyển đổi số trong giáo dục đại học - Những thách thức
- Mô hình tham chiếu phục vụ chuyển đổi số công tác đo lường và đánh giá mức độ đạt chuẩn đầu ra các chương trình đào tạo trình độ đại học
- Một số cơ hội và thách thức trong đào tạo chương trình chất lượng cao khối Kinh tế ở Việt Nam
- Nâng cao hiệu quả công tác Cố vấn học tập của hệ thống đào tạo tín chỉ tại trường đại học
- Hoạt động đào tạo nội bộ tại một số doanh nghiệp trong Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh: Đề xuất mô hình đánh giá thực trạng