Tác động của vốn nhân lực đến tăng trưởng kinh tế các địa phương Việt Nam
Tác giả: Cao Minh TâmTóm tắt:
Nghiên cứu này xem xét tác động của các yếu tố thuộc về vốn nhân lực đến tăng trưởng kinh tế tại các địa phương Việt Nam, phân theo 6 vùng kinh tế trọng điểm trong giai đoạn từ năm 2016-2021. Bằng phương pháp hồi quy dữ liệu bảng gộp (Pooled-OLS và S.GMM), kết quả cho thấy các biến về lực lượng lao động trên 15 tuổi, tỷ lệ lao động qua đào tạo đều có ảnh hưởng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế các địa phương, trong khi các biến về cho tiêu cho giáo dục, số học sinh học trung học phổ thông lại có tác động nghịch đến tăng trưởng. Đặc biệt, kết quả cho thấy, tăng trưởng kinh tế kỳ trước có ảnh hưởng tích cực, đáng kể cho tăng trưởng kinh tế năm sau. Ngoài ra, tăng trưởng kinh tế các vùng có sự khác biệt đáng kể, trong so sánh với vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Các kết quả này giúp củng cố lý thuyết và thực nghiệm, cũng như giúp đưa ra một số hàm ý chính sách nhằm gia tăng vốn nhân lực giúp tăng trưởng kinh tế ổn định cho các địa phương.
- Tác động của nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức đến lượng khí thải CO2 tại các quốc gia Châu Á : tiếp cận theo ngưỡng đô thị hóa
- Tác động của thực hiện các yếu tố ESG tới hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại tại khu vực châu Á
- Kinh nghiệm phát triển nền “kinh tế bạc” của Trung Quốc trong bối cảnh già hoá dân số và bài học cho Việt Nam
- Phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam : đổi mới từ nhận thức đến thực tiễn
- Ứng dụng công nghệ chuỗi khối (Blockchain) trong đổi mới sáng tạo tài chính