CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Nguồn vốn
1 Tác động của vốn nhân lực đến tăng trưởng kinh tế các địa phương Việt Nam / Cao Minh Tâm // .- 2024 .- Số 825 - Tháng 5 .- Tr. 38 - 42 .- 332
Nghiên cứu này xem xét tác động của các yếu tố thuộc về vốn nhân lực đến tăng trưởng kinh tế tại các địa phương Việt Nam, phân theo 6 vùng kinh tế trọng điểm trong giai đoạn từ năm 2016-2021. Bằng phương pháp hồi quy dữ liệu bảng gộp (Pooled-OLS và S.GMM), kết quả cho thấy các biến về lực lượng lao động trên 15 tuổi, tỷ lệ lao động qua đào tạo đều có ảnh hưởng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế các địa phương, trong khi các biến về cho tiêu cho giáo dục, số học sinh học trung học phổ thông lại có tác động nghịch đến tăng trưởng. Đặc biệt, kết quả cho thấy, tăng trưởng kinh tế kỳ trước có ảnh hưởng tích cực, đáng kể cho tăng trưởng kinh tế năm sau. Ngoài ra, tăng trưởng kinh tế các vùng có sự khác biệt đáng kể, trong so sánh với vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Các kết quả này giúp củng cố lý thuyết và thực nghiệm, cũng như giúp đưa ra một số hàm ý chính sách nhằm gia tăng vốn nhân lực giúp tăng trưởng kinh tế ổn định cho các địa phương.
2 Khơi thông nguồn vốn tín dụng cho thị trường bất động sản Việt Nam / Nguyễn Văn Đính // .- 2024 .- Số 821 - Tháng 3 .- Tr. 13-15 .- 332.04
Thời gian qua, mặc dù có nhiều chính sách tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản đã được Chính phủ, các bộ, ngành đưa ra, nhưng tới thời điểm hiện tại, nhiều doanh nghiệp bất động sản vẫn phải đối mặt với tình trạng “khát vốn”. Do vậy, việc tiếp tục đa dạng hóa và hoàn thiện các kênh huy động vốn đặc biệt là vốn tín dụng cho thị trường bất động sản là một trong những giải pháp cần được ưu tiên.
3 Tác động của công bố thông tin tới rủi ro hệ thống của các công ty niên yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam / Đặng Anh Tuấn, Đinh Phạm Duy Long, Nguyễn Nam Anh, Nguyễn Phương Dung, Nguyễn Phương Anh, Lê Thu Trang // .- 2024 .- Sô 03 (630) .- Tr. 66-72 .- 332.04
Bài viết nghiên cứu về bảo lãnh của Chính phủ đối với các ngân hàng chính sách ở Việt Nam. Thông qua phân tích tình hình cấp và sử dụng bảo lãnh chính phủ vào việc tạo lập nguồn vốn cho Ngân hàng Chính sách xã hội và Ngân hàng Phát triển Việt Nam từ năm 2015 đến nay. Bài viết chỉ ra rằng, bảo lãnh của Chính phủ là một yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo nguồn vốn để triển khai các hoạt động tín dụng chính sách mà Chính phủ giao cho các ngân hàng này thực hiện, tuy nhiên, việc sử dụng bảo lãnh chính phủ để huy động vốn tại các ngân hàng chính sách thời gian qua cũng còn một số khó khăn, vướng mắc. Từ kết quả phân tích này, bài viết đã đưa ra một số khuyến nghị nhằm tháo gỡ các vướng mắc nói trên để phát huy hơn nữa tác dụng tích cực của bảo lãnh chính phủ trong việc đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động của các ngân hàng chính sách thời gian tới.
4 Tiếp cận các nguồn vốn tín dụng chính phục vụ sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số / Nguyễn Thanh Huyền // .- 2023 .- Số 811 .- Tr. 166-169 .- 332
Vốn tín dụng là một phần của vốn tài chính, có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển sinh kế, hướng tới mục tiêu xoá đói giảm nghèo và nâng cao chất lượng cuộc sống, đặc biệt là đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Bài viết phân tích một số nguồn vốn tín dụng chính thức (cung cấp bởi các ngân hàng và các tổ chức tín dụng được Nhà nước cấp phép hoạt động) là nguồn vốn phổ biến mà người dân tộc thiểu số có thể tiếp cận, có tác động tích cực tới việc nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, chuyển đổi việc làm, từ đó đảm bảo sinh kế ổn định và nâng cao đời sống. Trên cơ sở phân tích những ưu điểm và hạn chế của dòng vốn này, bài viết đưa ra một số khuyến nghị và đề xuất.
5 Nguồn vốn Agribank hỗ trợ phát triển nông sản sạch, nông sản đạt tiêu chuẩn OCOP / Hải An // Ngân hàng .- 2023 .- Số 18 - Tháng 9 .- Tr. 39-41 .- 332.12
Nông nghiệp nước ta đã và đang phát triển cả về quy mô và trình độ sản xuất, khẳng định vị thế quan trọng, là trụ đỡ của nền kinh tế, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia. Sản xuất, kinh doanh nông nghiệp phát triển mạnh theo hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng khoa học, công nghệ, nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng. Với vai trò là ngân hàng chủ lực đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) đã và đang tích cực hỗ trợ phát triển nông nghiệp nước nhà, đặc biệt là nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp đạt tiêu chuẩn OCOP (Chương trình "Mỗi xã, phường một sản phẩm").
6 Nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương góp phần quan trọng thực hiện tín dụng chính sách xã hội / Phạm Thị Túy // .- 2023 .- Số 17 - Tháng 9 .- Tr. 34-38 .- 332
Tín dụng chính sách xã hội là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, hỗ trợ vốn cho các hộ gia đình có thu nhập thấp, nhiều khó khăn tự vươn lên, góp phần bảo đảm an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới. Bên cạnh nguồn lực từ ngân sách trung ương, nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương cũng góp phần quan trọng để thực hiện tốt chính sách nhân văn này. Vậy, đóng góp của nguồn vốn ủy thác trên những phương diện nào và giải pháp nào thúc đẩy những đóng góp thiết thực của nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương để thực hiện tín dụng chính sách xã hội là vấn đề cần quan tâm.