Thực trạng thâm hụt ngân sách nhà nước của Việt Nam giai đoạn 2011-2022
Tác giả: Nguyễn Thị Hoa, Phạm Thị Hoàng PhươngTóm tắt:
Thâm hụt ngân sách nhà nước (NSNN) (hay còn gọi là bội chi NSNN) của Việt Nam đã có nhiều thay đổi theo thời gian và tương ứng với từng giai đoạn hiệu lực của Luật NSNN. Theo quy định của Luật NSNN mới năm 2015 và Nghị định 163/NĐ-CP năm 2016 (có hiệu lực từ năm 2017), bội chi NSNN bao gồm bội chi ngân sách trung ương (NSTW) và bội chi ngân sách địa phương (NSĐP) cấp tỉnh. Như vậy hiện nay địa phương cũng được phép bội chi và bội chi NSĐP được tổng hợp chung vào bội chi NSNN. Tuy nhiên chi cân đối NSNN không bao gồm chi trả nợ gốc mà chỉ bao gồm số trả nợ lãi, phí. Đồng thời, thu cân đối NSNN không bao gồm các khoản thu từ cho vay. Vì vậy, khi xem xét, nhận định, đánh giá về bội chi NSNN giai đoạn 2011-2022, bài viết chia thành 02 giai đoạn: giai đoạn 2011-2026 (khi áp dụng Luật NSNN năm 2002) và giai đoạn 2017-2022 (khi áp dụng Luật NSNN năm 2015).
- Kiểm soát thâm hụt ngân sách nhà nước cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam
- Thực trạng nợ công và thâm hụt ngân sách tại các nhóm quốc gia phát triển và đang phát triển
- Tác động của thâm hụt ngân sách và cung tiền tới lạm phát tại một số nước châu Á
- Ảnh hưởng của thâm hụt ngân sách nhà nước tới đầu tư tư nhân tại Việt Nam
- Phân tích định tính quan hệ giữa chi ngân sách và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam