CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Thâm hụt ngân sách
1 Thực trạng thâm hụt ngân sách nhà nước của Việt Nam giai đoạn 2011-2022 / Nguyễn Thị Hoa, Phạm Thị Hoàng Phương // .- 2024 .- K2 - Số 262 - Tháng 4 .- Tr 12-16 .- 332.1
Thâm hụt ngân sách nhà nước (NSNN) (hay còn gọi là bội chi NSNN) của Việt Nam đã có nhiều thay đổi theo thời gian và tương ứng với từng giai đoạn hiệu lực của Luật NSNN. Theo quy định của Luật NSNN mới năm 2015 và Nghị định 163/NĐ-CP năm 2016 (có hiệu lực từ năm 2017), bội chi NSNN bao gồm bội chi ngân sách trung ương (NSTW) và bội chi ngân sách địa phương (NSĐP) cấp tỉnh. Như vậy hiện nay địa phương cũng được phép bội chi và bội chi NSĐP được tổng hợp chung vào bội chi NSNN. Tuy nhiên chi cân đối NSNN không bao gồm chi trả nợ gốc mà chỉ bao gồm số trả nợ lãi, phí. Đồng thời, thu cân đối NSNN không bao gồm các khoản thu từ cho vay. Vì vậy, khi xem xét, nhận định, đánh giá về bội chi NSNN giai đoạn 2011-2022, bài viết chia thành 02 giai đoạn: giai đoạn 2011-2026 (khi áp dụng Luật NSNN năm 2002) và giai đoạn 2017-2022 (khi áp dụng Luật NSNN năm 2015).
2 Kiểm soát thâm hụt ngân sách nhà nước cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam / Phạm Quỳnh Ma // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2021 .- Số 219 .- Tr. 11 - 15 .- 330
Bài viết chỉ ra các biện pháp kiểm soát thâm hụt ngân sách nhà nước như vay nước ngoài, tăng thu trong nước, cơ cấu lại chi ngân sách một cách hợp lý đã giúp đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam. Đồng thời, những hạn chế về nợ công, về quản lý thu chi ngân sách nhà nước cũng đã được phân tích và từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục.
3 Thực trạng nợ công và thâm hụt ngân sách tại các nhóm quốc gia phát triển và đang phát triển / Nguyễn Thị Bảo Ngọc, Nguyễn Văn Bổn // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 596 .- Tr. 91 - 93 .- 332.1
Bài viết phân tích thực trạng nợ công và thâm hụt ngân sách tại các nhóm quốc gia phát triển và đang phát triển hiện nay để thấy được tác động tiêu cực của nợ công đến tăng trưởng kinh tế của nhóm quốc gia này. Từ đó nhóm tác giả đề xuất giải pháp quản trị công và thâm hụt ngân sách phù hợp nhằm hạn chế mức độ ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế.
4 Tác động của thâm hụt ngân sách và cung tiền tới lạm phát tại một số nước châu Á / Hồ Thúy Trinh // Phát triển & Hội nhập .- 2020 .- Số 55(65) .- Tr. 103-108 .- 658
Bài viết nhằm đánh giá sự tác động của các yếu tố thâm hụt ngân sách và cung tiền đến lạm phát tại một số các quốc gia châu Á. Bài viết đã sử dụng dữ liệu của một quốc gia châu Á, đó là: VN, Thái Lan, Trung Quốc, Nhật Bản, Malaysia, Indonesia, Singapore, Hàn Quốc, Pakistan, Bangladesh, Cambodia, Ấn Độ giai đoạn 2004 – 2016. Bằng phương pháp ước lượng dành cho dữ liệu bảng, kết quả thực nghiệm cho thấy cung tiền tác động tiêu cực đến lạm phát, trong khi đó, biến thâm hụt ngân sách tác động không có ý nghĩa thống kê đến lạm phát.
5 Ảnh hưởng của thâm hụt ngân sách nhà nước tới đầu tư tư nhân tại Việt Nam / Phạm Quỳnh Mai // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2020 .- Số 208 .- Tr. 13-17 .- 332.1
Trong hơn 10 năm qua, thâm hụt ngân sách nhà nước tại Việt Nam luôn duy trì ở miwcs cao và kéo dài trên 5% GDP đu đã có rất nhiều nỗ lực của Chính Phủ. Trong bối cảnh nguồn vốn đầu tư từ Chính phù giảm, đầu tư từ nước ngoài không ổn định thì đầu tư tư nhân được xem là giải pháp quan trọng cho phát triển kinh tế tại Việt Nam. Tuy nhien, việc ngân sách nhà nước thâm hụt đang tác động trực tiếp và gián tiếp tới đầu tư của khu vực tư nhân khi xét cả về nguyên nhân gây thâm hụt và các biện pháp khắc phục tình trạng này.
6 Phân tích định tính quan hệ giữa chi ngân sách và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam / Nguyễn bá Minh, Phạm Minh Thụy // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2020 .- Số 205 .- Tr. 49-53 .- 332.1
Thực trạng về tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam giai đoạn 1986-2019; thực trạng về chi ngân sách của VN giai đoạn 1986-2019; quan hệ giữa chi ngân sách và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam giai đoạn 1986-2019.
7 Mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách nhà nước và thâm hụt cán cân vãng lai tại Việt Nam / Nguyễn Tuấn Kiệt, Nguyễn Toàn Trung // Kinh tế & phát triển .- 2017 .- Số 236 tháng 02 .- Tr. 17-25 .- 332.1
Xác định mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách Nhà nước và thâm hụt cán cân vãng lai tại Việt Nam giai đoạn 2000- 2014. Kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ dương (+) một chiều từ thâm hụt ngân sách Nhà nước đến thâm hụt cán cân vãng lai. Cuối cùng, dựa vào kết quả nghiên cứu, chúng tôi đề xuất một số hàm ý chính sách phù hợp đối với nền kinh tế Việt Nam.
8 Thâm hụt thương mại và điều chỉnh chính sách thương mại của Hoa Kỳ sau khủng hoảng tài chính 2008 / Nguyễn Minh Tuấn // Châu Mỹ ngày nay .- 2016 .- Số 04/2016 .- Tr. 42-50 .- 330
Phân tích thực trạng thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ. Thâm hụt thương mại Mỹ - Trung. Xu thế điều chỉnh chính sách thương mại của Hoa Kỳ.
9 Chính sách tài khóa”nghịch chu kỳ” trong kinh tế Việt Nam / Trần Đình Thiên, Chu Minh Hội // Nghiên cứu kinh tế .- 2016 .- Số 1(452) tháng 1 .- Tr. 3-14. .- 330
Bài viết đưa ra những luận chứng và luận cứ của sự cần thiết phái đổi mới chính sách kinh tế vĩ mô theo hướng thể chế hóa chính sách tài khóa nghịch chu kỳ trong nền kinh tế Việt Nam.
10 Thâm hụt ngân sách Hoa Kỳ từ năm 2008 đến nay: Nguyên nhân và tác động / Đồng Thị Thùy Linh // Châu Mỹ ngày nay .- 2014 .- Số 07/2014 .- Tr. 13-18 .- 332
Điểm qua thực trạng thâm hụt ngân sách hiện nay của Hoa Kỳ, phân tích một số nguyên nhân chính gây ra mức độ thâm hụt hiện nay và trình bày một số nhận định về tác động của thâm hụt ngân sách đối với nền kinh tế Hoa Kỳ.