CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Luật--Ngân sách Nhà nước

  • Duyệt theo:
1 Thực trạng thâm hụt ngân sách nhà nước của Việt Nam giai đoạn 2011-2022 / Nguyễn Thị Hoa, Phạm Thị Hoàng Phương // .- 2024 .- K2 - Số 262 - Tháng 4 .- Tr 12-16 .- 332.1

Thâm hụt ngân sách nhà nước (NSNN) (hay còn gọi là bội chi NSNN) của Việt Nam đã có nhiều thay đổi theo thời gian và tương ứng với từng giai đoạn hiệu lực của Luật NSNN. Theo quy định của Luật NSNN mới năm 2015 và Nghị định 163/NĐ-CP năm 2016 (có hiệu lực từ năm 2017), bội chi NSNN bao gồm bội chi ngân sách trung ương (NSTW) và bội chi ngân sách địa phương (NSĐP) cấp tỉnh. Như vậy hiện nay địa phương cũng được phép bội chi và bội chi NSĐP được tổng hợp chung vào bội chi NSNN. Tuy nhiên chi cân đối NSNN không bao gồm chi trả nợ gốc mà chỉ bao gồm số trả nợ lãi, phí. Đồng thời, thu cân đối NSNN không bao gồm các khoản thu từ cho vay. Vì vậy, khi xem xét, nhận định, đánh giá về bội chi NSNN giai đoạn 2011-2022, bài viết chia thành 02 giai đoạn: giai đoạn 2011-2026 (khi áp dụng Luật NSNN năm 2002) và giai đoạn 2017-2022 (khi áp dụng Luật NSNN năm 2015).

2 Sửa đổi, bổ sung quy định về phí, lệ phí để đáp ứng yêu cầu thực tiễn / Đoàn Thị Thục Quyên // Tài chính - Kỳ 1 .- 2023 .- Số 798 .- Tr.60-62 .- 340

Dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phí và lệ phí được Bộ Tài Chính lấy ý kiến rộng rãi trong xã hội đã đề xuất sửa đổi, bổ sung nhiều qui định nhằm đồng bộ với các qui định pháp luật liên quan, giải quyết một số vấn đề tồn tại, phát sinh.

3 Hoàn thiện pháp lý về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước / Đinh Văn Linh // .- 2021 .- Số 749 .- Tr. 20-22 .- 340

Bài viết nghiên cứu các quy định về phân cấp quản lý ngân sách và nhận diện những vấn đề còn tồn tại, vướng mắc, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hàng lang pháp lý về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước trong thời gian tới.

4 Định giá tài sản bảo đảm trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại theo pháp luật Việt Nam / Lê Thị Thảo // Luật học .- 2020 .- Số 3 .- Tr. 67 – 79 .- 340

Việc định giá tài sản bảo đảm trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại nói riêng và định giá tài sản nói chung là khâu quan trọng, quyết định đến giá trị khoản tín dụng được vay mà ngân hàng có thể cấp cho khách hàng, tạo cơ sở pháp lí cho khoản vay, hạn chế rủi ro tín dụng cho ngân hàng. Hiện nay, việc định giá tài sản trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại chưa thống nhất, pháp luật điều chỉnh vấn đề nằm rải rác trong nhiều văn bản. Trên cơ sở làm rõ thực trạng này, bài viết đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả hoạt động định giá tài sản bảo đảm trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại.

5 Luật Ngân sách nhà nước năm 2015: Những ưu điểm và hạn chế / NCS.ThS. Phan Phương Nam // Khoa học Pháp lý .- 2016 .- Số 6 (100)/2016 .- Tr. 18 – 22 .- 340

Tập trung vào việc phân tích những nội dung còn chưa rõ, mâu thuẫn và hạn chế của Luật Ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2015 để từ đó chỉ ra những vấn đề mà các cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm cần lưu ý làm rõ. Bởi lẽ những ưu điểm của quy định trong Luật NSNN năm 2015 sẽ không pháp huy nếu những điểm bất cập được phân tích trong bài chưa được hướng dẫn và giải quyết một cách thấu đáo.