Cơ sở hạ tầng phục vụ cho tài chính xanh, tín dụng xanh trong các ngân hàng tại Việt Nam
Tác giả: Khúc Thế AnhTóm tắt:
Bài viết đánh giá thực trạng cơ sở hạ tầng tài chính tín dụng xanh tại Việt Nam. Đối với hệ thống pháp luật, các quy định, định nghĩa cụ thể về các danh mục, ngành, lĩnh vực xanh vẫn chưa được thống nhất để có thể áp dụng chung trên cả nước. Lĩnh vực xanh hiện vẫn thiếu khung khổ pháp lí, các tiêu chí đánh giá công cụ đo lường tác động đến môi trường để hỗ trợ xây dựng chính sách, sản phẩm phát triển tín dụng xanh; các phương án kinh doanh cũng cần phải đáp ứng được các điều kiện khắt khe về bảo vệ môi trường, các thủ tục vay vốn phức tạp. Đối với nguồn lực và hệ thống giám sát thực thi, nhận thức và năng lực của các tổ chức tín dụng trong phát triển các sản phẩm tín dụng xanh mới ở bước đầu và còn hạn chế. Mô hình giám sát tài chính phân tán theo chuyên ngành nhưng thiếu sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các cơ quan trong mạng lưới an toàn tài chính, chưa có đầu mối mang tính tích hợp để giám sát toàn diện hoạt động của thị trường tài chính, theo dõi sự luân chuyển của dòng tiền, của các hoạt động đầu tư chéo, sở hữu chéo và các giao dịch ngân hàng ngầm.
- Phát triển dịch vụ ngân hàng xanh tại ngân hàng BIDV
- Ngân hàng xanh hướng tới tăng trưởng bền vững
- Thông điệp từ áp dụng ESG trong ngành Ngân hàng
- Thực thi ESG tại BIDV: Thuận lợi, khó khăn và một số đề xuất, kiến nghị
- Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển ngân hàng xanh trong bối cảnh hậu Covid-19 ở Việt Nam