CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Các-bon

  • Duyệt theo:
1 Tác động của du lịch đến phát triển kinh tế và phát thải các bon ở Việt Nam / Bùi Nhật Quỳnh, Trần Thu Giang // .- 2024 .- Kỳ I .- Tr. 36-41 .- 363

Bài viết sẽ phân tích tổng quan các vấn đề có liên quan đến du lịch, bền vững về môi trường, du lịch và phát triển kinh tế, du lịch và phát thải các-bon. Bên cạnh đó, khái quát về lý thuyết Đường cong môi trường Kuznets (EKC) cũng sẽ được đề cập để làm rõ hơn mối liên quan giữa phát triển kinh tế và môi trường.

2 Thuế các-bon: Kinh nghiệm quốc tế và một số gợi mở cho Việt Nam / Đỗ Diệu Hương, Bùi Nhật Huy // .- 2024 .- Số 823 - Tháng 4 .- Tr. 22-26 .- 336.2

Là một trong những công cụ chính sách quan trọng để kiểm soát phát thải khí nhà kính, thuế các-bon đã được áp dụng tại nhiều quốc gia nhằm thúc đẩy nền kinh tế giảm phát thải. Nhiều quốc gia đã tích lũy được những kinh nghiệm thực tiễn và cơ sở pháp lý quý báu trong quá trình thúc đẩy hệ thống thuế các-bon, đồng thời đã tìm tòi, xây dựng bộ hệ thống thu thuế các-bon phù hợp với điều kiện quốc gia.

3 Kinh nghiệm quốc tế về mô hình thị trường các-bon / Đỗ Thanh Lâm // .- 2024 .- Số 823 .- Tr. 10-13 .- 363

Thị trường các-bon được ghi nhận là một trong các phương thức để định giá các-bon trên thế giới. Thị trường các-bon được phân loại thành thị trường các-bon tự nguyện và thị trường các-bon tuân thủ. Trong đó, thị trường các-bon tuân thủ hay còn được hiểu là Hệ thống mua bán phát thải khí nhà kính (ETS) được nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ áp dụng để giảm lượng phát thải khí nhà kính. Mỗi thị trường các-bon tuân thủ có quy định riêng về mô hình, cụ thể là về hàng hóa, đối tượng tham gia, sàn giao dịch, cơ quan quản lý… Với mục tiêu xây dựng và vận hành thị trường các-bon trong thời gian tới, Việt Nam cần nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm quốc tế về mô hình thị trường các-bon tuân thủ.

4 Thực trạng pháp luật và cơ sở hạ tầng để triển khai thị trường các-bon tại Việt Nam / Nguyễn Thị Phương Nhung // .- 2024 .- Số 823 - Tháng 4 .- Tr. 14-17 .- 349.597

Trước những vấn đề cấp bách của hiện tượng thời tiết cực đoan, nhiều quốc gia trên thế giới đã và đang xây dựng một số công cụ định giá các-bon. Đặc biệt phải kể đến thị trường các-bon nội địa – công cụ được nhiều quốc gia ưu tiên triển khai vì tính hiệu quả của công cụ này. Các định hướng, chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội gần đây của Việt Nam đã ghi nhận tầm quan trọng của việc phát triển thị trường các-bon trong nước cùng với việc tham gia thị trường quốc tế để trao đổi và bù trừ tín chỉ các-bon. Bài viết này đánh giá thực trạng pháp luật và cơ sở hạ tầng sẵn có để đánh giá cơ sở triển khai thực hiện và quản lý thị trường các-bon trong nước.

5 Phát triển thị trường các-bon tại Việt Nam trong bối cảnh các cơ chế chống rò rỉ các-bon trên thế giới / Đặng Thị Thủy // .- 2024 .- Số 823 - Tháng 4 .- Tr. 18-21 .- 363

Việc đo lường chi phí phát thải khí nhà kính (hay còn gọi là định giá các-bon) giữa các quốc gia hiện nay rất khác nhau, có nước chưa áp dụng công cụ định giá các-bon hoặc mỗi nước lựa chọn các công cụ định giá các-bon riêng. Khác biệt trong định giá các-bon xảy ra cùng với quá trình di chuyển của hàng hóa thông qua thương mại quốc tế, đã tạo ra hiện tượng rò rỉ carbon. Rò rỉ các-bon có thể được giảm bớt thông qua cơ chế điều chỉnh lượng các-bon biên giới (Border Carbon Adjustment - BCA) áp dụng tại quốc gia nhập khẩu. Tuy nhiên, có quan điểm cho rằng, BCA tạo ra rào cản thương mại gây hạn chế nhập khẩu, bảo hộ hàng hóa trong nước. Bài viết này sẽ đưa ra cách nhìn khác về BCA và tác động của BCA với phát triển thị trường các-bon của quốc gia.