CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Bình đẳng giới
1 Bình đẳng giới trong quy định về phòng chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc theo pháp luật lao động Việt Nam / Trần Thị Huyền Trang // .- 2024 .- Số 4 (176) - Tháng 4 .- Tr. 23 – 35 .- 340
Bài viết phân tích vấn đề bình đẳng giới trong quy định về phòng chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc thông qua các nội dung về (i) khái niệm quấy rối tình dục tại nơi làm việc;(ii) chủ thể quấy rối tình dục tại nơi làm việc;(iii) trách nhiệm phòng chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một số khuyến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật lao động Việt Nam nhằm bảo đảm bình đẳng giới tại nơi làm việc.
2 Quy định của pháp luật Việt Nam về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị / Hồ Diệu Huyền // .- 2023 .- Số 05 (213) - Tháng 5 .- Tr. 33 - 43 .- 327
Bình đẳng giới trong chính trị là việc nam, nữ bình đẳng trong tham gia quản lý nhà nước, tham gia hoạt động xã hội; tham gia xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của cộng đồng hoặc quy định, quy chế của cơ quan, tổ chức; trong việc tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân; tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử vào cơ quan lãnh đạo của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn chuyên môn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm vào cùng vị trí quản lý, lãnh đạo của cơ quan, tổ chức. Trên cơ sở phân tích, tổng hợp các tài liệu thứ cấp từ nhiều nguồn uy tín, đáng tin cậy, bài viết tập trung nghiên cứu về quy định của pháp luật Việt Nam về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị, qua đó cho thấy việc áp dụng, thực thi và triển khai các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong chính trị ở Việt Nam hiện nay.
3 Những đặc điểm mới của Luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022 và một số khuyến nghị / Nguyễn Thị Lan // .- 2023 .- Số 11 .- Tr. 25-35 .- 340
Bài viết nghiên cứu hai nội dung chính: 1) Phân tích, đánh giá những điểm mới của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022 so với Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007; 2) Phân tích thực tiễn tình hình bạo lực gia đình đang diễn ra trong bối cảnh xã hội trong và sau đại dịch Covid-19, đặc biệt đối với phụ nữ và trẻ em; qua đó dự báo khả năng áp dụng pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình để ngăn chặn nguy cơ hoặc hành vi bạo lực gia đình trong thực tế đời sống xã hội và đưa ra một số khuyến nghị để bảo đảm việc thực hiện pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình có hiệu quả hơn.
4 Vấn đề đặt ra trong thực hiện sửa đổi Luật Bình đẳng giới hiện nay và một số hàm ý chính sách / Nguyễn Hoàng Anh Nguyễn Thị Thu Thủy, Trương Thị Thúy Hà // .- 2023 .- Số 648 - Tháng 12 .- Tr. 40-42 .- 340
Trong bối cảnh hiện diện của nhóm cộng đồng đa dạng xu hướng giới mới đã và đang đặt ra hoàn thiện chính sách để đáp ứng yêu cầu thực hiễn thực hiện sửa đổi Luật Bình đẳng giới. Vấn đề bình đẳng giới đang được định nghĩa theo thuật ngữ nhị nguyên giới trong luật pháp và trong khuôn khổ thể chế hiện nay của Việt Nam, nghĩa là thường chỉ so sánh nam giới và phụ nữ, và việc công nhận tính đa dạng giới trong dự thảo văn bản pháp luật mới còn phụ thuộc vào can thiệp y tế với trường hợp là người chuyển giới. Bài viết này sẽ làm rõ một số vấn đề đặt ra trong thực hiện sửa đổi Luật bình đẳng giới, từ đó đề cập đến một số hàm ý nâng cao thực hiện chính sách pháp luật bình đẳng giới ở Việt Nam hiện nay.
5 Bảo đảm quyền của Cộng đồng LGBTQ+ trong xây dựng Luật ở Việt Nam / Lê Thị Hồng Hạnh // .- 2023 .- Số 04 .- Tr. 47 – 51 .- 340
Cộng đồng LGBTQ+ là nhóm yếu thế trong xã hội, cần được quan tâm và bảo vệ, trước hết là bằng công cụ pháp luật. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng luật hiện nay, sự tham gia trực tiếp hay gián tiếp của nhóm này vẫn còn mờ nhạt, quyền, lợi ích hợp pháp chưa thực sự được các cơ quan ghi nhận…Bài viết đánh giá và làm sâu sắc hơn cơ sở lý luận và thực tiễn của việc bảo đảm quyền cơ bản của cộng đồng LGBTQ+ trong quá trình xây dựng luật, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật, nâng cao chất lượng hoạt động áp dụng pháp luật cũng như phù hợp với nhiệm vụ cấp bách thực tiễn đặt ra của Việt Nam.
6 Công tác bình đẳng giới ngành Ngân hàng Việt Nam trong bối cảnh chuyển đổi số và một số khuyến nghị / Đặng Hoài Linh, Hồ Thị Phương Anh // Ngân hàng .- 2023 .- Số 5 .- Tr. 53-61 .- 332.12
1. Một số vấn đề lí luận về công tác bình đẳng giới như Khái quát về bình đẳng giới, vai trò của bình đẳng giới, các chỉ số bình đẳng giới. 2. Một số đánh giá về công tác bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế tại Việt Nam như Nhiều chính sách pháp luật liên quan đến công tác bình đẳng giới được ban hành, hoàn thiện, Cơ hội việc làm cho phụ nữ tăng lên, Tỉ lệ phụ nữ làm chủ doanh nghiệp gia tăng nhưng vẫn tồn tại rào cản giới. 3. Ngành Ngân hàng tích cực thực hiện công tác bình đẳng giới. 4. Công tác bình đẳng giới ngành Ngân hàng trong bối cảnh chuyển đổi số. 5. Một số khuyến nghị.
7 Pháp luật lao động Thụy Điển về bình đẳng giới và một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam / Hà Thị Hoa Phượng, Nguyễn Thị Minh Huyền // Luật học .- 2022 .- Số 4 .- Tr. 82-96 .- 340
Trải qua các giai đoạn lịch sử, Thụy Điển hiện nay là đất nước đứng đầu châu Âu về các chỉ số bình đẳng giới, đặc biệt trong lĩnh vực lao động. Bài viết phân tích các quy định hiện hành của pháp luật lao động Thụy Điển về bình đẳng giới bao quát trên bốn lĩnh vực là tiếp cận việc làm và đào tạo nghề, tiền lương, điều kiện làm việc, bảo hiểm xã hội. Trên cơ sở đó, bài viết chỉ ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam để tiếp tục hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi các quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề này.
8 Một số vấn đề về tội xâm phạm quyền bình đẳng giới / Hồ Quân // Luật sư Việt Nam .- 2022 .- Số 3 .- Tr.41- 44 .- 345.597002632
Theo Liên hợp quốc, bình đẳng giới có nghĩa là phụ nữ và đàn ông được hưởng những điều kiện như nhau để thực hiện đầy đủ quyền con người và có cơ hội đóng góp, thụ hưởng những thành quả phát triển của xã hội nói chung. Do đó, bình đẳng giới đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của một đất nước nhằm hướng tới một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.
9 Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động / Bùi Thị Mừng // .- 2021 .- Số 10(257) .- Tr.79 - 87 .- 344.01597
Luật Bình đẳng giới năm 2006 qui định rõ các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động. Tuy nhiên, việc thực hiện các biện pháp này chưa hiệu quả, dẫn đến chêch lệch khoảng cách giới trong lĩnh vực lao động. Bài viết phân tích và chỉ ra những đặc trưng của pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động và những vướng mắc trong thực tiễn thực hiện các biện pháp này; đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động, góp phần thực hiện các mục tiêu bình đẳng giới.
10 Bất bình đẳng giáo dục ở nông thôn và thành thị / Ngô Quỳnh An, Doãn Thị Mai Hương // Kinh tế & phát triển .- 2017 .- Số 241 tháng 7 .- Tr. 68-76 .- 371.018
Bất bình đẳng giáo dục là nguyên nhân của nhiều bất bình đẳng trong kinh tế xã hội như bất bình đẳng về việc làm, thu nhập, và các phúc lợi xã hội khác, vì vậy cần hiểu rõ về bất bình đẳng trong giáo dục. Bài viết này tổng quan các đo lường bất bình đẳng giáo dục, áp dụng để phân tích bất bình đẳng giáo dục ở nông thôn và thành thị Việt Nam trong giai đoạn 2006- 2014. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, những bất bình đẳng trong tiếp cận nguồn lực và cơ hội giáo dục tất yếu dẫn tới những bất bình đẳng trong kết quả giáo dục ở nông thôn và thành thị. Để giảm bất bình đẳng, cần đảm bảo sự tiếp cận cơ hội giáo dục cho trẻ em nông thôn từ cấp giáo dục mầm non. Đa dạng hóa các cơ hội giáo dục chuyên môn, nghề nghiệp phù hợp với mọi năng lực học tập khác nhau cũng góp phần giảm thiểu bất bình đẳng giáo dục sau phổ thông.