Tư pháp phục hồi trong pháp luật hình sự Đức và kinh nghiệp cho Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Văn TrònTóm tắt:
Tư pháp phục hồi tiếp cận “công lí” tập trung vào việc sửa chữa những tổn hại do hành vi phạm tội và xung đột gây ra, thấu hiểu và đáp ứng yêu cầu của các bên liên quan (trong phạm vi có thể) với sự tham gia của cộng đồng, nhằm mục đích khôi phục, chữa lành những tổn thương và mang lại hạnh phúc cho những người bị ảnh hưởng, trả lại sự an toàn cho cộng đồng. Tư pháp phục hồi ưu tiên áp dụng hoà giải, lấy nạn nhân và người phạm tội làm trung tâm trong quá trình giải quyết xung đột. Mô hình này áp dụng khá phổ biến ở các quốc gia châu Âu, đặc biệt là ở Đức. Bài viết phân tích tư pháp phục hồi trong pháp luật hình sự của Đức mà trọng tâm là hoà giải giữa nạn nhân và người phạm tội. Trên cơ sở đó, bài viết chỉ ra những ưu điểm của mô hình tư pháp phục hồi thông qua hòa giải, bồi thường ở Đức; thẩm quyền áp dụng, đối tượng, phạm vi, tiêu chí, điều kiện áp dụng tư pháp phục hồi đồng thời phân tích sự phù hợp và đề xuất bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
- Đánh giá sự hài lòng của khách du lịch với ẩm thực đường phố tại thành phố Đà Nẵng = Evaluation of tourist satisfaction on street food in Da Nang city
- Đánh giá sự hài lòng của du khách đối với chất lượng điểm đến du lịch nông thôn tại Hội An, tỉnh Quảng Nam = Evaluating tourist satisfaction with the quality of rural
- Khai thác các giá trị của danh thắng Ngũ Hành Sơn - Đà Nẵng trong hoạt động du lịch = Exporing the values of Danang Marble Mountains in tourism activities
- Tác động của khả năng sinh lợi và cơ hội tăng trưởng đến cấu trúc vốn của 100 doanh nghiệp niêm yết hàng đầu Việt Nam = Impact of profitability and growth opportunities on capital structure of the top 100 listed enterprises in Vietnam
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ dược tại các nhà thuốc Bệnh viện Trung ương Huế = Analyzing the factors influencing customer satisfaction with pharmaceutical service quality at hospital pharmacies - Hue