Bảo vệ nhóm yếu thế trong pháp luật Việt Nam thời Nguyễn và những bài học kinh nghiệm
Tác giả: Trần Hồng Nhung, Nguyễn Thị ThủyTóm tắt:
Pháp luật Việt Nam thời Nguyễn (1802 - 1884) đã dành sự quan tâm nhất định đến những đối tượng được coi là yếu thế trong xã hội như phụ nữ, người già, trẻ em, người tàn tật, người dân tộc thiểu số, tù nhân, nô tì, những người có hoàn cảnh khó khăn, không nơi nương tựa. Không chỉ ghi nhận những quyền lợi nhất định và dành những ưu đãi về vật chất và tinh thần cho nhóm người yếu thế, Nhà nước thời Nguyễn còn thực hiện các biện pháp để đảm bảo quyền được thực thi trên thực tế. Bài viết nghiên cứu về những quy định và biện pháp bảo vệ quyền của nhóm yếu thế ở Việt Nam thời Nguyễn nhằm chỉ ra một số giá trị đương đại, những bài học kinh nghiệm để xây dựng và hoàn thiện hơn pháp luật về bảo vệ nhóm yếu thế cũng như tăng cường hiệu quả của công tác tuyên truyền, phổ biến, thực hiện pháp luật nhằm bảo vệ quyền con người trong bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.
- Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về người không quốc tịch hiện nay
- Khả năng giải quyết tranh chấp bất động sản bằng trọng tài nước ngoài theo pháp luật Việt Nam
- Ưu đãi khi sử dụng lao động là người khuyết tật theo pháp luật Việt Nam
- Công nhận hôn nhân đồng giới xác lập ở nước ngoài - Pháp luật Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và các giải pháp gợi mở
- Quy định của pháp luật Việt Nam về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị