Các đột biến gen trong điều trị đích ung thư phổi không tế bào nhỏ
Tác giả: Lê Thành Đô, Hồ Thanh Tâm, Phạm Thị Thùy LinhTóm tắt:
Ung thư phổi không tế bào nhỏ (NSCLC) chiếm trên 80% số ca ung thư phổi, loại ung thư có số lượng ca tử vong chiếm tỷ lệ cao nhất. Sự phát triển của công nghệ sinh học phân tử giúp các nhà nghiên cứu phát hiện những bất thường trong hệ gen liên quan đến những con đường tín hiệu sống sót và sự xâm lấn của các tế bào NSCLC. Trong đó, đáng chú ý nhất là các con đường liên quan đến họ thụ thể tyrosin kinase, đặc biệt là thụ thể yếu tố sinh trưởng biểu mô (EGFR). Các phát hiện mới đã cung cấp nền tảng cho sự phân loại bệnh nhân, tạo tiền đề cho y học cá thể và sự ra đời của một nhóm thuốc ức chế thụ thể tyrosin (TKI). Các thuốc TKI cho tác dụng tối ưu trên những bệnh nhân mang đột biến tăng chức năng của EGFR. Mặc dù những đột biến kháng thuốc đã được xác định, các TKI đang thực sự cải thiện thời gian sống của các bệnh nhân NSCLC. Do đó, nghiên cứu này tóm lược các đột biến gen quan trọng trong NSCLC, trình bày cơ chế hoạt động của các chất ức chế TKI và cập nhật kiến thức về các đột biến của EGFR trong điều trị NSCLC.
- Kết quả điều trị afatinib bước 1, liều khởi trị 30 mg/ngày trên ung thư phổi không tế bào nhỏ, giai đoạn muộn, có đột biến EGFR
- Chi phí trực tiếp cho y tế trong điều trị ung thư phổi giai đoạn muộn dựa trên phân tích dữ liệu lớn từ bảo hiểm y tế Việt Nam năm 2020
- Bước đầu đánh giá tính an toàn của liệu pháp miễn dịch tự thân ở bệnh nhân ung thư phổi
- Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị hóa chất bước một bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn IV có đột biến EGFR chèn đoạn exon 20
- Kết quả điều trị hóa chất bộ đôi có Platinum bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn IV có đột biến EGFR thường gặp sau kháng thuốc Tyrosine Kinase Inhibitors tại Bệnh viện K