Ẩn dụ ngữ pháp trong thi ca
Tác giả: Giã Thị Tuyết Nhung, Phan Văn HòaTóm tắt:
Halliday và Martin (1985, 1992) nhìn nhận ẩn dụ ngữ pháp như là nguồn lực phong phú để diễn đạt nghĩa, có chức năng nén thông tin, tạo tính liên nhân trong giao tiếp và tính mạch lạc trong cấu tạo văn bản. Với đặc trưng và chức năng như vậy, ẩn dụ ngữ pháp xuất hiện trong nhiều thể loại văn bản khác nhau kể cả trong thi ca. Thi ca là một thể loại văn học được trình bày bằng hình thức ngắn gọn và súc tích nhất về mặt tổ chức ngôn ngữ trong đó có vần điệu và các quy luật phối âm riêng dưới dạng nghệ thuật cao. Để tìm hiểu đặc trưng và các chức năng của ẩn dụ ngữ pháp trong thi ca, bài nghiên cứu nhận diện và phân tích các yếu tố cấu thành ẩn dụ ngữ pháp kinh nghiệm, ẩn dụ ngữ pháp liên nhân và ẩn dụ ngữ pháp văn bản bằng cách lấy mô hình các loại ẩn dụ ngữ pháp xuất hiện trong các bài thơ “Đôi mắt sáng nhìn lên” (Hoài Hương, 1966), “Quê hương” (Giang Nam, 1960) và “Núi Đôi” (Vũ Cao, 1956). Bài báo này là một sự vận dụng lý thuyết ngôn ngữ học chức năng hệ thống vào nghiên cứu ẩn dụ ngữ pháp trong một số bài thơ tiếng Việt với hy vọng góp một phần nào đó về mặt lý thuyết và thực hành. Kết quả của nghiên cứu cho thấy ẩn dụ ngữ pháp liên nhân xuất hiện nhiều nhất -17 lần chiếm 36%, ẩn dụ ngữ pháp kinh nghiệm và ẩn dụ ngữ pháp văn bản có tần số xuất hiện như nhau -15 lần, chiếm 32% mỗi loại.
- Thiết kế đô thị vì sức khỏe cộng đồng
- Nghiên cứu các yếu tố hấp dẫn đô thị : lấy TP. HCM làm nghiên cứu điển hình
- Nghiên cứu thực nghiệm xác định áp lực sóng xung kích trên bề mặt đất do 2 lượng nổ liên tiếp trong không khí
- Sử dụng lý thuyết biến dạng cắt tính toán động lực học của dầm bê tông cốt thanh composite aramid trên nền đàn hồi chịu tác dụng của hệ dao động di động
- Kinh nghiệm phát triển kinh tế số của một số quốc gia Đông Á và bài học tham khảo cho Việt Nam