CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Ngữ pháp--Tiếng Việt
1 Phân tích định kiến về giới thông qua lí thuyết ngữ pháp hình ảnh trong quảng cáo truyền hình về bia ở Việt Nam / Đặng Thị Thanh Hương, Hoàng Thị Oanh, Nguyễn Thị Ngọc Ánh // .- 2024 .- Số 352 - Tháng 4 .- Tr. 120-130 .- 400
Nghiên cứu về định kiến giới thông qua phân tích hình ảnh về khách hàng tiềm năng trong diễn ngôn quảng cáo bia tại Việt Nam. Bài báo này là bước mở đẩu khi sử dụng lí thuyết ngữ pháp hình ảnh vào việc phân tích định kiến giới.
2 Một số ý kiến trao đổi về vấn đề dạy học ngữ pháp trong nhà trường / Nguyễn Văn Lộc, Nguyễn Mạnh Tiến // .- 2023 .- Số 348 - Tháng 12 .- Tr. 3-12 .- 400
Trình bày đặc điểm của từ, từ loại, cụm từ, thành phần câu, các kiểu câu trong tiếng Việt. Từ đó đưa ra một số biện pháp giúp người đọc đạt được các kĩ năng nhận biết, phân tích và sử dụng đơn vị, hiện tượng ngữ pháp.
3 Chức năng ngữ nghĩa của Tân Ngữ nội động trong tiếng Việt / Hồ Thu Trang // .- 2023 .- Số 4(338) .- Tr. 18-28 .- 400
Trình bày chức năng ngữ nghĩa của tân ngữ nội động trong tiếng Việt. Qua đó cho rằng tân ngữ nội động tiếng Việt cũng có đặc điểm như từ bổ nghĩa phân loại. Chúng là yếu tố phân loại chủng loại của sự tình, giống tân ngữ nội động tiếng Hán.
4 Một số ý kiến trao đổi về phần tiếng Việt trong sách ngữ văn mới ở Trung học cơ sở : bộ sách “Cánh diều” / Nguyễn Văn Lộc, Nguyễn Mạnh Tiến // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2023 .- Số 5A(339) .- Tr. 3-9 .- 400
Bài viết nêu lên một số ý kiến trao đổi về phần tiếng Việt trong sách Ngữ văn mới (Bộ Cánh diều) ở Trung học cơ sở nhằm giúp giáo viên tổ chức dạy – học phần này đạt kết quả tốt. Hai nội dung chính mà bài viết sẽ đề cập là: 1. Một số điều chỉnh ở nội dung về từ loại; 2. Một số điều chỉnh ở nội dung về thành phần câu.
5 Ẩn dụ ngữ pháp trong thi ca / Giã Thị Tuyết Nhung, Phan Văn Hòa // .- 2022 .- Tập 6, số 2 .- Tr. 233-250 .- 401.43
Halliday và Martin (1985, 1992) nhìn nhận ẩn dụ ngữ pháp như là nguồn lực phong phú để diễn đạt nghĩa, có chức năng nén thông tin, tạo tính liên nhân trong giao tiếp và tính mạch lạc trong cấu tạo văn bản. Với đặc trưng và chức năng như vậy, ẩn dụ ngữ pháp xuất hiện trong nhiều thể loại văn bản khác nhau kể cả trong thi ca. Thi ca là một thể loại văn học được trình bày bằng hình thức ngắn gọn và súc tích nhất về mặt tổ chức ngôn ngữ trong đó có vần điệu và các quy luật phối âm riêng dưới dạng nghệ thuật cao. Để tìm hiểu đặc trưng và các chức năng của ẩn dụ ngữ pháp trong thi ca, bài nghiên cứu nhận diện và phân tích các yếu tố cấu thành ẩn dụ ngữ pháp kinh nghiệm, ẩn dụ ngữ pháp liên nhân và ẩn dụ ngữ pháp văn bản bằng cách lấy mô hình các loại ẩn dụ ngữ pháp xuất hiện trong các bài thơ “Đôi mắt sáng nhìn lên” (Hoài Hương, 1966), “Quê hương” (Giang Nam, 1960) và “Núi Đôi” (Vũ Cao, 1956). Bài báo này là một sự vận dụng lý thuyết ngôn ngữ học chức năng hệ thống vào nghiên cứu ẩn dụ ngữ pháp trong một số bài thơ tiếng Việt với hy vọng góp một phần nào đó về mặt lý thuyết và thực hành. Kết quả của nghiên cứu cho thấy ẩn dụ ngữ pháp liên nhân xuất hiện nhiều nhất -17 lần chiếm 36%, ẩn dụ ngữ pháp kinh nghiệm và ẩn dụ ngữ pháp văn bản có tần số xuất hiện như nhau -15 lần, chiếm 32% mỗi loại.
6 Cấu trúc lập ngôn của ẩn dụ ngữ pháp trong các diễn ngôn trên các phương tiện truyền thông tiếng Anh và tiếng Việt / Lê Thị Giao Chi // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2022 .- Số 6b(327) .- Tr. 68-78 .- 400
Miêu tả cấu trúc lập ngôn của ẩn dụ ngữ pháp trong các diễn ngôn trên các phương tiện truyền thông tiếng Anh và tiếng Việt, qua đó chỉ ra những nét tương đồng và khác biệt trong biểu đạt nghĩa ẩn dụ dựa trên kết cấu cú pháp.
7 Vai trò của quan hệ từ phụ thuộc tiếng Việt đối với cấu trúc đề - thuyết / La Thị Mỹ Quỳnh // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2022 .- Số 6b(327) .- Tr. 42-49 .- 800
Vận dụng quan điểm về cấu trúc đề - thuyết của nhà ngữ pháp chức năng Simon C. Dik để đánh giá vai trò của quan hệ từ phụ thuộc đối với các chức năng ngữ dụng: chủ đề, đề, thuyết (tiêu điểm), hậu đề.
8 Phủ định ngôn ngữ, phủ định logic và câu bác bỏ / Nguyễn Đức Dân, Nguyễn Thùy Dương // Ngôn ngữ .- 2022 .- Số 5(379) .- Tr. 3-13 .- 800.01
Trong bài viết này, các tác giả phân biệt giữa phủ định ngôn ngữ, phủ định lôgic và bác bỏ câu, một loại phủ định siêu ngôn ngữ điển hình trong tiếng Việt. Câu bác bỏ là một hành động hỏi cung bằng ngôn ngữ gián tiếp. Mọi người đặt câu hỏi - bác bỏ mọi thứ mà người nói cho là sai, từ điều hiển nhiên đến ngụ ý, từ tổng thể đến từng chi tiết. Vì vậy, các kiểu câu bác bỏ trong tiếng Việt rất phong phú. Nhiều loại phản bác đã được điều tra. Người Việt Nam thường dùng câu hỏi để bác bỏ.
9 Vận dụng mô hình chuyển tác tính của ngữ pháp chức năng hệ thống vào phân tích cú tiếng Việt / Dương Hữu Biên // Ngôn ngữ .- 2022 .- Số 2(376) .- Tr. 22-33 .- 400
Phân tích và vận dụng mô hình chuyển tác tính, được chấp nhận rộng rãi trong phạm vi khuôn khổ ngữ pháp chức năng hệ thống (từ đây, xin được viết tắt là SFG) như một mô hình trung tâm cho việc phân tích cú để phân tích cú tiếng Việt.