CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Ẩn dụ ngữ pháp

  • Duyệt theo:
1 Ẩn dụ ngữ pháp trong phần dẫn thông cáo báo chí Tiếng Việt lĩnh vực giáo dục / Huỳnh Cẩm Thúy, Nguyễn Thị Phương Trang // .- 2023 .- Số 11 (397) .- Tr. 33-46 .- 400

Phân tích diễn ngôn dựa trên sự xuất hiện của ẩn dụ ngữ pháp kinh nghiệm, liên nhân và văn bản. Từ đó, bước đầu đưa kết quả về mức độ thường xuyên và tỉ lẹ sử dụng của các phương thức ẩn dụ ngữ pháp trong các phần dẫn Thông cáo báo chí tiếng Việt lĩnh vực giáo dục.

2 Ứng dụng phương thức biểu hiện nghĩa kinh nghiệm qua diễn đạt tương thích và diễn đạt ẩn dụ / Giả Thị Tuyết Nhung, Phan Văn Hòa, Mai Thị Thúy Diễm // .- 2023 .- Số 346 - Tháng 11A .- Tr. 12-23 .- 400

Nghiên cứu chọn lựa 50 mẫu diễn đạt tương thích và 50 mẫu diễn đạt ẩn dụ. Qua đó mô tả, phân tích, thống kê và đưa ra những nhận định về đặc tính, chức năng và tiềm năng ứng dụng của các biểu thức diễn đạt nghĩa kinh nghiệm.

3 Ẩn dụ ngữ pháp kinh nghiệm / Giả Thị Tuyết Nhung, Phan Văn Hòa // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2023 .- Số 3(337) .- Tr. 15-30 .- 400

Bài viết mô tả, nhận diện, lí giải từng loại Ẩn dụ ngữ pháp kinh nghiệm thành phần nhằm cung cấp một bức tranh tương đối tổng quát về các loại Ẩn dụ ngữ pháp kinh nghiệm và liên hệ với tiếng Việt ở chừng mực nào đó có thể.

4 Ẩn dụ ngữ pháp trong thi ca / Giã Thị Tuyết Nhung, Phan Văn Hòa // .- 2022 .- Tập 6, số 2 .- Tr. 233-250 .- 401.43

Halliday và Martin (1985, 1992) nhìn nhận ẩn dụ ngữ pháp như là nguồn lực phong phú để diễn đạt nghĩa, có chức năng nén thông tin, tạo tính liên nhân trong giao tiếp và tính mạch lạc trong cấu tạo văn bản. Với đặc trưng và chức năng như vậy, ẩn dụ ngữ pháp xuất hiện trong nhiều thể loại văn bản khác nhau kể cả trong thi ca. Thi ca là một thể loại văn học được trình bày bằng hình thức ngắn gọn và súc tích nhất về mặt tổ chức ngôn ngữ trong đó có vần điệu và các quy luật phối âm riêng dưới dạng nghệ thuật cao. Để tìm hiểu đặc trưng và các chức năng của ẩn dụ ngữ pháp trong thi ca, bài nghiên cứu nhận diện và phân tích các yếu tố cấu thành ẩn dụ ngữ pháp kinh nghiệm, ẩn dụ ngữ pháp liên nhân và ẩn dụ ngữ pháp văn bản bằng cách lấy mô hình các loại ẩn dụ ngữ pháp xuất hiện trong các bài thơ “Đôi mắt sáng nhìn lên” (Hoài Hương, 1966), “Quê hương” (Giang Nam, 1960) và “Núi Đôi” (Vũ Cao, 1956). Bài báo này là một sự vận dụng lý thuyết ngôn ngữ học chức năng hệ thống vào nghiên cứu ẩn dụ ngữ pháp trong một số bài thơ tiếng Việt với hy vọng góp một phần nào đó về mặt lý thuyết và thực hành. Kết quả của nghiên cứu cho thấy ẩn dụ ngữ pháp liên nhân xuất hiện nhiều nhất -17 lần chiếm 36%, ẩn dụ ngữ pháp kinh nghiệm và ẩn dụ ngữ pháp văn bản có tần số xuất hiện như nhau -15 lần, chiếm 32% mỗi loại.