Các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài để phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Bình Dương và một số giải pháp tháo gỡ
Tác giả: Võ Thị Vân Khánh, Nguyễn Thị Thu Hiền, Lê Quốc AnhTóm tắt:
Bình Dương là tỉnh nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, với lợi thế nằm trên các trục lộ giao thông quan trọng của quốc gia và là đầu mối giao lưu giữa các tỉnh Tây Nguyên, miền Trung với Thành phố Hồ Chí Minh - Trung tâm kinh tế lớn của cả nước; có địa hình và nền đất cứng thích hợp cho việc xây dựng các hạ tầng kinh tế kỹ thuật như khu, cụm công nghiệp, khu đô thị, đường giao thông... thuận lợi cho việc thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, hiện nay Bình Dương đang trong giai đoạn tăng trưởng nhanh nhưng chưa thật bền vững, giá trị gia tăng các ngành kinh tế chủ lực như công nghiệp, dịch vụ chưa cao, còn phụ thuộc nhiều vào các lợi thế so sánh mà trong thời gian tới sẽ không còn như giá nhân công rẻ, tài nguyên thiên nhiên phong phú,…; đời sống văn hóa, xã hội của người dân còn chậm được nâng cao. Để cải thiện các tồn tại, hạn chế kể trên cũng để nước ta thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình, cần có những giải pháp nhằm nâng cao giá trị tăng trưởng mà một trong số đó là thông qua việc chọn lọc trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Trong nghiên cứu này, tác giả sẽ đi vào tìm hiểu, phân tích thực trạng đầu tư FDI vào tỉnh Bình Dương và đưa ra một số khuyến nghị giải pháp trong thời gian tới.
- Tăng cường sự tham gia của khu vực tư nhân thông qua hợp tác công - tư trong xử lý chất thải rắn sinh hoạt
- Các cơ chế tài chính thúc đẩy bảo tồn đa dạng sinh học và dịch vụ hệ sinh thái
- Đánh giá vai trò của nhận thức cộng đồng trong duy trì bền vững đô thị và phát triển dịch vụ hệ sinh thái tại công viên Tao Đàn
- Phát hành trái phiếu xanh tại Việt Nam : thực trạng và khuyến nghị
- Đề xuất các giải pháp ứng phó với đảo nhiệt đô thị để bảo vệ sức khỏe người dân và thích ứng với biến đổi khí hậu