CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Đầu tư trực tiếp
1 Đóng góp của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho nền kinh tế Việt Nam / Nguyễn Thị Thanh Thủy // .- 2024 .- Số 826 - Tháng 6 .- Tr. 44-46 .- 332.6
Sau hơn 35 năm Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được Quốc hội ban hành, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã thể hiện là một nguồn lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế đất nước và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, đóng góp không nhỏ vào tăng trưởng kinh tế, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên thế giới. Trên cơ sở phân tích khái quát thực trạng thu hút nguồn vốn này trong 10 năm gần đây, bài viết này đánh giá những đóng góp của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ hội nhập.
2 Hiệu ứng toàn cầu hóa kinh tế đối với tăng trưởng kinh tế xanh tại Đông Nam Á / Nguyễn Quang Minh // .- 2024 .- Số 827 - Tháng 6 .- Tr. 124-127 .- 330
Bài viết xem xét hiệu ứng toàn cầu hóa kinh tế đối với tăng trưởng kinh tế xanh tại một số quốc gia Đông Nam Á. Nghiên cứu sử dụng mô hình nghiên cứu Pooled OLS, FGLS, các quốc gia được đề cập gồm: Việt Nam, Thái Lan, Singapore, Indonesia, Philippines giai đoạn từ 2000 đến 2022. Nghiên cứu cho thấy, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, số lượng các nhà nghiên cứu, sự bao phủ mạng di động có ảnh hưởng ít nhiều tới tăng trưởng kinh tế xanh ở các mức ý nghĩa khác nhau. Tuy nhiên, yếu tố ngoại thương lại không có ý nghĩa tác động trong việc tăng trưởng kinh tế xanh. Chính phủ các nước có thể tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, gia tăng các nhà nghiên cứu nhằm phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế xanh.
3 Đánh giá tác động của đầu tư đến phát triển bền vững đối với ngành nông nghiệp tỉnh Hải Dương / Nguyễn Thị Vân // .- 2024 .- Số (650+651) - Tháng 01 .- Tr. 57-59 .- 658
Nghiên cứu tiến hành đánh giá và phân tích tác động đầu tư của ngành nông nghiệp đến phát triển kinh tế bền vững của nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng mô hình ARDL (Autoregressive Distributed Lag) nhằm làm rõ mối quan hệ giữa đầu tư và tăng trưởng kinh tế ngành nông nghiệp tỉnh Hải Dương từ năm 2005 đến năm 2022. Kết quả kiểm định Perasan đã khẳng định sự tồn tại mối quan hệ trong dài hạn giữa đầu tư và tăng trưởng kinh tế của ngành nông nghiệp. Đồng thời, kết quả hồi quy của nghiên cứu đã chứng minh đầu tư có tác động dương đến tăng trưởng kinh tế trong ngành nông nghiệp cả trong ngắn hạn và dài hạn.
4 Các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài để phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Bình Dương và một số giải pháp tháo gỡ / Võ Thị Vân Khánh, Nguyễn Thị Thu Hiền, Lê Quốc Anh // .- 2023 .- Số 238 .- Tr. 58-62 .- 658
Bình Dương là tỉnh nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, với lợi thế nằm trên các trục lộ giao thông quan trọng của quốc gia và là đầu mối giao lưu giữa các tỉnh Tây Nguyên, miền Trung với Thành phố Hồ Chí Minh - Trung tâm kinh tế lớn của cả nước; có địa hình và nền đất cứng thích hợp cho việc xây dựng các hạ tầng kinh tế kỹ thuật như khu, cụm công nghiệp, khu đô thị, đường giao thông... thuận lợi cho việc thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, hiện nay Bình Dương đang trong giai đoạn tăng trưởng nhanh nhưng chưa thật bền vững, giá trị gia tăng các ngành kinh tế chủ lực như công nghiệp, dịch vụ chưa cao, còn phụ thuộc nhiều vào các lợi thế so sánh mà trong thời gian tới sẽ không còn như giá nhân công rẻ, tài nguyên thiên nhiên phong phú,…; đời sống văn hóa, xã hội của người dân còn chậm được nâng cao. Để cải thiện các tồn tại, hạn chế kể trên cũng để nước ta thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình, cần có những giải pháp nhằm nâng cao giá trị tăng trưởng mà một trong số đó là thông qua việc chọn lọc trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Trong nghiên cứu này, tác giả sẽ đi vào tìm hiểu, phân tích thực trạng đầu tư FDI vào tỉnh Bình Dương và đưa ra một số khuyến nghị giải pháp trong thời gian tới.
5 Thực trạng và giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam / Đặng Trung Tuyến, Nguyễn Thị Hồng // .- 2023 .- Số 628+629 .- Tr. 83-85 .- 332.6
Bằng những phương pháp nghiên cứu như thống kê, mô tả, so sánh, nghiên cứu đi phân tích và đánh giá những kết quả đạt được của Việt Nam trong việc thu hút FDI trong giai đoạn 2017 đến 2021. Các kết quả chỉ ra rằng dòng vốn FDI vào Việt Nam đã đạt đỉnh vào 2019, sau đó sụt giảm do tác động của Đại dịch Covid-19 và phục hồi tăng trở lại trong thời gian gần đây. Nghiên cứu chỉ ra một số hạn chế cũng như một số giải pháp nhằm thu hút hơn nữa dòng vốn này trong tương lai.
6 Lợi thế điểm đến trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực khách sạn tại vùng duyên hải Nam Trung Bộ / Nguyễn Văn Mạnh, Trần Thanh Phong // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2019 .- Số 544 .- Tr. 61-63 .- 332.63
Nghiên cứu của chúng tôi tập trung làm rõ những nhân tố tạo nên tính hấp dẫn của điểm đến ở khía cạnh thu hút vốn đầu tư du lịch mà rất nhiều nghiên cứu trước đây ở lĩnh vực du lịch chưa được làm rõ. Nghiên cứu này cũng làm rõ chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI-Provincial Competitiveness Index) đóng góp 1 phần trong việc tạo nên tính hấp dẫn của điểm đến. Đây là nhân tố mà chưa có nghiên cứu nào đưa vào hoặc đề xuất một cách đầy đủ. Nghiên cứu chỉ ra có 3 nhóm động cơ chính của nhà đầu tư đó là: (1) tìm kiếm tài nguyên du lịch; (2) tìm kiếm thị trường; (3) tìm kiếm sự hiệu quả. Từ đó, chúng tôi chỉ ra được 5 nhóm nhân tố chính tạo nên tính hấp dẫn của điểm đến đó là: Thị trường du lịch tiềm năng; Lợi thế tài nguyên du lịch; Lợi thế chi phí; Lợi thế cơ sở hạ tầng du lịch và Môi trường đầu tư (PCI).
7 Quan hệ kinh tế Việt Nam – Trung Quốc trong một thế giới đầy biến động: thực trạng và các vấn đề đặt ra / Lê Xuân Sang // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2020 .- Số 1 (221) .- Tr. 41 - 53 .- 327
Đánh giá quan hệ thương mại chính ngạch và đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam và các xu hướng, vấn đề đặt ra đối với hai nước trong bối cảnh phát triển mới.
8 Luận bàn về tác động của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đối với hoạt động đầu tư FDI tại Việt Nam / Trần Thành Thọ // .- 2019 .- Số 9 .- Tr. 63-67 .- 332.63
Giới thiệu về Hiệp định Đốì tác xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đốì với hoạt động đầu tư FDI tại Việt Nam, mối liên hệ giữa các hiệp định thương mại tự do (FTA), đặc biệt là Hiệp định CPTPP. Trên cơ sở đó, đề xuất những giải pháp chủ yếu để thu hút và quản lý hiệu quả hoạt động FDI tại Việt Nam.
9 Liên kết giữa các địa phương trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm miền Trung: Lợi ích, chi phí và rủi ro / Nguyễn Hiệp // .- 2017 .- Số 243 tháng 9 .- Tr. 43-51 .- 332.64
Nghiên cứu này nhận diện và đo lường lợi ích, chi phí và rủi ro của liên kết giữa các địa phương trong thu hút FDI với trường hợp điển hình là Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Dựa trên nền tảng lý luận về liên kết trong khu vực công, nghiên cứu tiến hành khảo sát cảm nhận về lợi ích, chi phí và rủi ro thực tế và kỳ vọng của những người trực tiếp tham gia vào quá trình thu hút của các địa phương trong Vùng. Kết quả phân tích bằng các công cụ thống kê cho thấy rất nhiều khía cạnh lợi ích liên kết còn rất sơ khai, chi phí và rủi ro hiện tại còn thấp và còn cách biệt so với kỳ vọng. Đặc biệt, nhận thức còn có sự khác biệt lớn giữa các cấp quản lý và giữa các cơ quan thuộc bộ máy triển khai thu hút FDI. Nghiên cứu cho thấy vẫn còn nhiều cơ hội gia tăng liên kết. Đẩy mạnh truyền thông để có sự thống nhất nhận thức là hàm ý quan trọng trong nỗ lực thúc đẩy liên kết trong tương lai.
10 Các yếu tố tác động đến quyết định đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam: Trường hợp Campuchia / Võ Thanh Thu, Lê Quang Huy & Lê Thị Bích Diệp // Phát triển kinh tế .- 2016 .- Số 9 tháng 9 .- Tr. 4-33 .- 658.15
Tập trung phân tích các yếu tố tác động đến hoạt động đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp (DN) VN vào Campuchia - một trong hai thị trường đầu tư ra nước ngoài lớn nhất của VN. Hai nhóm yếu tố được xem xét là: (1) Nhóm các yếu tố thúc đẩy đầu tư, và (2) Nhóm các yếu tố thu hút đầu tư. Nghiên cứu sử dụng phối hợp phương pháp định tính và định lượng, trong đó, mô hình hồi quy đa biến được dùng để xác định các yếu tố tác động chính đến quyết định đầu tư của DN VN sang Campuchia. Kết quả nghiên cứu đã tìm ra quyết định đầu tư trực tiếp vào Campuchia chịu sự tác động bởi 4 yếu tố: (1) Văn hóa – địa lí, (2) Cơ sở hạ tầng, (3) Kinh tế vĩ mô và thị trường, và (4) quy định, chính sách liên quan đến đầu tư. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đưa ra các gợi ý chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Campuchia và chính sách thúc đẩy đầu tư trực tiếp sang thị trường Campuchia nói riêng và ra nước ngoài nói chung của VN.