CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Trở về

Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ vi tảo Chlorella sp. và bùn hoạt tính loại bỏ chất dinh dưỡng và chất hữu cơ cho nước thải có nồng độ C/N thấp

Tác giả: Lý Thị Ái Duyên, Nguyễn Thị Bé Liên, Nguyễn Thị Thùy Dương, Nguyễn Phương Thảo, Bùi Xuân Thành, Trần Công Sắc, Đỗ Văn Tiến, Lê Linh Thy
Số trang: Tr. 58-64
Tên tạp chí: Khoa học Công nghệ Việt Nam - B
Số phát hành: Số 8
Kiểu tài liệu: Tạp chí trong nước
Nơi lưu trữ: 03 Quang Trung
Mã phân loại: 363
Ngôn ngữ: Tiếng Việt
Từ khóa: Bể phản ứng quang hoá (PBR), bùn hoạt tính, vi khuẩn, vi tảo, xử lý nước thải
Tóm tắt:

Hỗn hợp vi tảo và bùn hoạt tính được nuôi cấy trong hệ thống photobioreactor (PBR) với các tỷ lệ nuôi cấy khác nhau (1:0, 3:1, 1:1, 0:1 wt/wt) nhằm xác định một tỷ lệ tốt nhất cho việc loại bỏ chất hữu cơ, chất dinh dưỡng trong hệ thống đồng nuôi cấy. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hệ đồng nuôi cấy có tỷ lệ vi tảo cao hơn sẽ loại bỏ TN tốt hơn. Hệ thống PBR với tỷ lệ nuôi cấy 1:0, 3:1 có tốc độ loại bỏ TN cao hơn so với các tỷ lệ 1:1 và 0:1, đạt tốc độ loại bỏ cao nhất ở tỷ lệ 1:0 với hiệu quả xử lý lên đến 96% và tỷ lệ 3:1 đạt 90% sau 6 ngày vận hành. Ngoài ra, bể phản ứng chỉ có vi tảo, bể phản ứng đồng nuôi cấy vi tảo và bùn hoạt tính có hiệu quả xử lý TP cao hơn so với hệ thống chỉ có bùn hoạt tính. Hiệu quả xử lý TP cao nhất ở môi trường nuôi cấy tảo đơn lẻ (tỷ lệ 1:0) đạt 98,8% TP chỉ sau 9 ngày. Tỷ lệ 3:1 và 1:1 cho thấy tốc độ loại bỏ COD cao hơn đáng kể so với các tỷ lệ khác, lần lượt là 131 mg/l/ngày và 118 mg/l/ngày. Sau 4 ngày vận hành, tỷ lệ 3:1 xử lý tới 96% COD với tốc độ loại bỏ riêng cao nhất (132,7 mg/l/ngày). Đánh giá dựa trên hiệu quả xử lý chất dinh dưỡng và chất hữu cơ cho thấy, tỷ lệ 3:1 của hệ đồng nuôi cấy vi tảo và bùn hoạt tính trong hệ thống PBR là tốt nhất trong ứng dụng xử lý nước thải.

Tạp chí liên quan