Phân tích thời gian tiềm vận động và cảm giác của dây thần kinh giữa trong chẩn đoán hội chứng ống cổ tay
Tác giả: Nguyễn Văn Tuận, Phan Hồng NgọcTóm tắt:
Nhằm phân tích thời gian tiềm vận động và cảm giác của dây thần kinh giữa trong chẩn đoán hội chứng ống cổ tay. Chẩn đoán hội chứng ống cổ tay dựa vào lâm sàng và chẩn đoán điện, trong đó chẩn đoán điện là phương pháp hữu hiệu giúp chẩn đoán xác định. Hội chứng ống cổ tay là hội chứng chèn ép dây thần kinh ngoại biên phổ biến nhất trên thế giơi và thường phải điều trị bằng phẫu thuật. Chẩn đoán điện trong tổn thương dây thần kinh giữa đoạn ống cổ tay chỉ ra kéo dài thời gian tiềm vận động (69,55%) và cảm giác ngoại vi (50,38%) nhưng sự bất thường rõ hơn khi so sánh hiệu số thời gian tiềm cảm giác, vận động của dây giữa với dây trụ chiếm tỉ lệ 92,23% và 80,83% (p < 0,05); với độ nhạy 79,17%, độ đặc hiệu tương ứng 87,5%, 93,75%. Đặc biệt sự khác biệt rõ nhất khi so sánh thời gian tiềm cảm giác dây giữa – trụ đo ở ngón nhẫn bất thường 94,97% (p < 0,05) với độ nhạy 97,9%, độ đặc hiệu 100%. Giá trị hiệu số thời gian tiềm ngoại vi của dây thần kinh giữa – trụ giúp chẩn đoán sớm hội chứng ống cổ tay với độ nhạy, độ đặc hiệu cao.
- Phát hiện mới về rối loạn giấc ngủ REM vô căn và bệnh Parkinson
- Đặc điểm gen KRAS, BRAF, các gen sửa chữa ghép cặp sai (MMR) và tình trạng biểu hiện protein MMR ở người bệnh ung thư đại trực tràng
- Nhiễm khuẩn vết mổ và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện huyện Củ Chi
- Độ nhạy, độ đặc hiệu của thang điểm Aphasia Rapid Test trong sàng lọc thất ngôn ở người bệnh đột quỵ não
- Đặc điểm hình thái vùng nối dạ dày thực quản trên đo áp lực và nhu động thực quản độ phân giải cao ở bệnh nhân có triệu chứng trào ngược