CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Thần kinh

  • Duyệt theo:
1 Ứng dụng hệ thống cảnh báo thần kinh trong phẫu thuật u trong tủy tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức / Trần Sơn Tùng, Dương Đại Hà, Lê Hồng Nhân // .- 2024 .- Tập 176 - Số 03 - Tháng 5 .- Tr. 143-152 .- 610

Cùng với những tiến bộ mới nhất trong kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh thần kinh và kỹ thuật vi phẫu, việc phẫu thuật cắt bỏ khối u tủy sống vẫn còn là một thách thức đối với phẫu thuật viên. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển và tiến bộ trong phương pháp theo dõi thần kinh trong mổ (IONM) ngày nay dần dần đã trở thành một phương pháp hỗ trợ quan trọng trong việc theo dõi sinh lý điện dẫn truyền thần kinh nhất là đối với các tổn thương nội tủy, trong đó có u trong tủy. Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 1/2022 đến tháng 2/2024 với 39 bệnh nhân được chẩn đoán là u trong tủy sống.

2 Phân tích biểu hiện một số cytokine và yếu tố tăng trưởng tế bào trong dịch não tủy của bệnh nhân rối loạn cơ tròn, viêm tủy cắt ngang và liệt / Thân Thị Trang Uyên, Trịnh Phương Đông, Nguyễn Thu Huyền, Hoàng Hương Diễm, Trịnh Phương Đông, Nguyễn Thanh Liêm // .- 2024 .- Tập 66 - Số 5 - Tháng 5 .- Tr. 01-06 .- 610

Các nghiên cứu gần đây cho thấy có sự liên quan giữa mức độ biểu hiện của cytokine và yếu tố tăng trưởng với các bệnh lý khác nhau, trong đó có tổn thương thần kinh. Trong nghiên cứu này, chúng tôi thu thập dịch não tủy (DNT) của các bệnh nhân viêm/tổn thương thần kinh gồm rối loạn cơ tròn (RLCT), viêm tủy cắt ngang (VTCN) và liệt để phân tích sự biểu hiện của 22 cytokine và yếu tố tăng trưởng bằng phương pháp phân tích miễn dịch đa mục tiêu (Luminex).

3 Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian nằm viện của bệnh nhân phẫu thuật máu tụ dưới màng cứng mạn tính / Ngô Mạnh Hùng, Nguyễn Diệu Linh, Phạm Anh Vũ // .- 2024 .- Tập 174 - Số 01 - Tháng 02 .- Tr. 277-283 .- 610

Nghiên cứu thực hiện trên 47 bệnh nhân được chẩn đoán và điều trị phẫu thuật máu tụ dưới màng cứng mạn tính tại Trung tâm Phẫu thuật Thần kinh, Bệnh viện Việt Đức từ tháng 08/2022 đến tháng 07/2023, với mục tiêu xác định các yếu tố lâm sàng ảnh hưởng đến thời gian nằm viện.

4 Nghiên cứu tình trạng đột biến gen IDH1 trên bệnh nhân u nguyên bào thần kinh đệm / Kiều Đình Hùng, Đặng Thị Ngọc Dung, Lê Vũ Huyền Trang, Ngô Diệu Hoa, Phạm Thị Hương Trang // .- 2024 .- Tập 174 - Số 01 - Tháng 02 .- Tr. 8-15 .- 610

Đột biến gen IDH1 được coi như một dấu ấn sinh học phân tử, đóng một vai trò quan trọng trong tiên lượng đối với bệnh nhân mắc u nguyên bào thần kinh đệm hiện nay. Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang, hồi cứu được thực hiện trên 129 bệnh nhân u nguyên bào thần kinh đệm được phẫu thuật tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ năm 2017 đến năm 2021.

5 Một số yếu tố liên quan đến hiệu quả giảm đau lâu dài của đau thần kinh sinh ba bằng tiêm cồn vào hố hạch gasser / Phạm Hồng Đức, Đỗ Hoàng Trọng, Nguyễn Trần Cảnh, Bùi Văn Giang, Hồ Xuân Tuấn // .- 2023 .- Tập 169 - Số 8 - Tháng 9 .- Tr. 222-231 .- 610

Nghiên cứu nhằm xác định các yếu tố liên quan đến hiệu quả giảm đau lâu dài của điều trị đau dây V bằng tiêm 0,3mL cồn tuyệt đối qua da vào hố hạch Gasser dưới hướng dẫn của DSA. Đối tượng gồm 148 bệnh nhân.

6 Tỷ lệ tử vong của chảy máu nhu mô não tự phát người trẻ và một số yếu tố tiên lượng / Mai Duy Tôn, Nguyễn Tiến Dũng // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2023 .- Tập 163(Số 2) .- Tr. 164-171 .- 610

Chảy máu nhu mô não tự phát người trẻ có xu hướng tăng lên và nguy cơ tử vong cao. Tuy nhiên, tỷ lệ tử vong của nhóm bệnh nhân này tại Việt Nam chưa được nghiên cứu nhiều. Vì vậy, chúng tôi thực hiện nghiên cứu mô tả cắt ngang, thu tuyển 212 bệnh nhân dưới 45 tuổi bị chảy máu não nhập viện tại Trung tâm Đột quỵ - Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 11/2020 tới tháng 05/2022 nhằm xác định tỷ lệ tử vong ngày thứ 90 và các yếu tố tiên lượng.

7 Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng viêm não kháng thụ thể n-methyl-d-aspartate ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung ương / Vũ Thị Minh Phượng, Phạm Nhật An, Phùng Thị Bích Thủy // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2023 .- Tập 162(Số 1) .- Tr. 28-36 .- 610

Viêm não kháng thụ thể N-methy-D-aspartate (NMDA) là một trong những viêm não tự miễn thường gặp nhất. Nghiên cứu mô tả 41 ca bệnh tại Bệnh viện Nhi trung ương từ tháng 1/2021 đến tháng 5/2022.

8 Mô tả cơ cấu bệnh, kết quả điều trị và một số yếu tố liên quan của người bệnh tại Khoa Nội thần kinh, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 trong giai đoạn 2017-2021 / Lê Thị Quế, Nguyễn Thanh Tùng, Đào Thị Thúy Ngọc, Nguyễn Bích Phượng, Phan Khánh Ly, Nguyễn Thị Kim Ngọc // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2023 .- Số 12 .- Tr. 15-18 .- 610

Nghiên cứu được thực hiện nhằm mô tả cơ cấu bệnh, kết quả điều trị và một số yếu tố liên quan của người bệnh (NB) tại Khoa Nội thần kinh, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 trong giai đoạn 2017-2021. Nghiên cứu sử dụng phương pháp mô tả cắt ngang trên 9.401 NB.

9 Phân tích thời gian tiềm vận động và cảm giác của dây thần kinh giữa trong chẩn đoán hội chứng ống cổ tay / Nguyễn Văn Tuận, Phan Hồng Ngọc // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 4(Tập 152) .- Tr. 127-135 .- 610

Nhằm phân tích thời gian tiềm vận động và cảm giác của dây thần kinh giữa trong chẩn đoán hội chứng ống cổ tay. Chẩn đoán hội chứng ống cổ tay dựa vào lâm sàng và chẩn đoán điện, trong đó chẩn đoán điện là phương pháp hữu hiệu giúp chẩn đoán xác định. Hội chứng ống cổ tay là hội chứng chèn ép dây thần kinh ngoại biên phổ biến nhất trên thế giơi và thường phải điều trị bằng phẫu thuật. Chẩn đoán điện trong tổn thương dây thần kinh giữa đoạn ống cổ tay chỉ ra kéo dài thời gian tiềm vận động (69,55%) và cảm giác ngoại vi (50,38%) nhưng sự bất thường rõ hơn khi so sánh hiệu số thời gian tiềm cảm giác, vận động của dây giữa với dây trụ chiếm tỉ lệ 92,23% và 80,83% (p < 0,05); với độ nhạy 79,17%, độ đặc hiệu tương ứng 87,5%, 93,75%. Đặc biệt sự khác biệt rõ nhất khi so sánh thời gian tiềm cảm giác dây giữa – trụ đo ở ngón nhẫn bất thường 94,97% (p < 0,05) với độ nhạy 97,9%, độ đặc hiệu 100%. Giá trị hiệu số thời gian tiềm ngoại vi của dây thần kinh giữa – trụ giúp chẩn đoán sớm hội chứng ống cổ tay với độ nhạy, độ đặc hiệu cao.

10 Kết quả phẫu thuật giải ép thần kinh giữa với đường mổ nhỏ tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội / Đỗ Văn Minh, Nguyễn Trọng Đạt, Đào Xuân Thành // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 1(Tập 149) .- Tr. 108-116 .- 610

Nghiên cứu nhằm đánh giá kết quả phẫu thuật giải ép thần kinh giữa với đường mổ nhỏ dọc gan bàn tay. Phẫu thuật giải ép thần kinh là biện pháp điều trị triệt để nhất cho những trường hợp hội chứng ống cổ tay mức độ nặng. Mục đích chính của phẫu thuật là giải phóng thần kinh giữa khỏi chèn ép, làm giảm triệu chứng, cho phép phục hồi chức năng sớm và người bệnh hài lòng với sẹo mổ đạt thẩm mỹ cùng mức chi phí điều trị phù hợp. Kết quả nghiên cứu cho thấy phẫu thuật giải ép thần kinh giữa với đường mổ nhỏ gan tay là phẫu thuật an toàn và hiệu quả, giúp cải thiện mức độ nặng của triệu chứng, chức năng bàn tay và tốc độ dẫn truyền vận động, cảm giác thần kinh giữa sau mổ. Phẫu thuật cho kết quả hài lòng với sẹo mổ nhỏ, liền sẹo tốt với tỷ lệ đau sẹo và đau gan tay thấp. Phẫu thuật được thực hiện an toàn và không có biến chứng nghiêm trọng.