Phân tích thời gian tiềm vận động và cảm giác của dây thần kinh giữa trong chẩn đoán hội chứng ống cổ tay
Tác giả: Nguyễn Văn Tuận, Phan Hồng NgọcTóm tắt:
Nhằm phân tích thời gian tiềm vận động và cảm giác của dây thần kinh giữa trong chẩn đoán hội chứng ống cổ tay. Chẩn đoán hội chứng ống cổ tay dựa vào lâm sàng và chẩn đoán điện, trong đó chẩn đoán điện là phương pháp hữu hiệu giúp chẩn đoán xác định. Hội chứng ống cổ tay là hội chứng chèn ép dây thần kinh ngoại biên phổ biến nhất trên thế giơi và thường phải điều trị bằng phẫu thuật. Chẩn đoán điện trong tổn thương dây thần kinh giữa đoạn ống cổ tay chỉ ra kéo dài thời gian tiềm vận động (69,55%) và cảm giác ngoại vi (50,38%) nhưng sự bất thường rõ hơn khi so sánh hiệu số thời gian tiềm cảm giác, vận động của dây giữa với dây trụ chiếm tỉ lệ 92,23% và 80,83% (p < 0,05); với độ nhạy 79,17%, độ đặc hiệu tương ứng 87,5%, 93,75%. Đặc biệt sự khác biệt rõ nhất khi so sánh thời gian tiềm cảm giác dây giữa – trụ đo ở ngón nhẫn bất thường 94,97% (p < 0,05) với độ nhạy 97,9%, độ đặc hiệu 100%. Giá trị hiệu số thời gian tiềm ngoại vi của dây thần kinh giữa – trụ giúp chẩn đoán sớm hội chứng ống cổ tay với độ nhạy, độ đặc hiệu cao.
- Hiệu lực của Quyền Hiến định trong lĩnh vực luật tư: Xu thế nghiên cứu trên thế giới và triển vọng ở Việt Nam
- Hoàn thiện pháp luật xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu
- Cảm thức sinh thái trong thơ chữ Hán Việt Nam và Hàn Quốc
- Mờ hóa nhân vật trong Mù lòa của José Saramago và Thành phố bị kết án biến mất của Trần Trọng Vũ từ góc nhìn văn học so sánh
- Bài thơ Tiếng Việt của Lưu Quang Vũ nhìn từ góc độ cấu trúc văn bản