Toàn cầu hóa, phát triển tài chính, tăng trưởng kinh tế, ô nhiễm môi trường và tiêu thụ năng lượng tái tạo ở Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Thị Cẩm VânTóm tắt:
Nghiên cứu này sử dụng phương pháp tiếp cận phân phối trễ tự hồi quy để phân tích tác động của toàn cầu hoá, phát triển tài chính, tăng trưởng kinh tế, phát thải CO2 và gia tăng dân số đến tiêu thụ năng lượng tái tạo ở Việt Nam giai đoạn 1995-2019. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong dài hạn, toàn cầu hoá và gia tăng dân số có tác động thúc đẩy tiêu thụ năng lượng tái tạo; tăng trưởng và phát thải CO2 có tác động ngược chiều đến tiêu thụ năng lượng tái tạo; phát triển tài chính không có tác động trực tiếp đến tiêu thụ năng lượng tái tạo. Trong ngắn hạn, toàn cầu hoá và gia tăng dân số làm tăng tiêu thụ năng lượng tái tạo. Bên cạnh đó, gia tăng phát thải CO2 và phát triển tài chính làm giảm tiêu thụ năng lượng tái tạo. Dựa trên các kết quả nghiên cứu, bài viết đề xuất một số khuyến nghị chính sách nhằm thúc đẩy sự chuyển đổi sang nền kinh tế năng lượng tái tạo ở Việt Nam trong thời gian tới.
- Tác động của chất lượng môi trường thể chế quốc gia đến khu vực kinh tế có vốn FDI tại các nền kinh tế mới nổi - Vai trò điều tiết của sự phát triển tài chính
- Phân tích tác động của các nhân tố lên FDI vào Việt Nam trong bối cảnh thực thi CPTPP
- Tác động của phát triển tài chính đến quy mô nền kinh tế ngầm tại các quốc gia trên thế giới
- Tác động của thể chế và phát triển tài chính tới đầu tư tư nhân tại các nước đang phát triển
- Cải thiện bất bình đẳng thu nhập thông qua phát triển tài chính và kiểm soát tham nhũng địa phương tại một số tỉnh, thành Việt Nam