CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Phát triển tài chính
1 Cải thiện bất bình đẳng thu nhập thông qua phát triển tài chính và kiểm soát tham nhũng địa phương tại một số tỉnh, thành Việt Nam / Kim Hương Trang, Từ Lê Mai, Phan Thị Huyền Anh, Nguyễn Văn Hiệp, Đoàn Thị Phương Ly, Mạc Thị Thanh Vân // .- 2024 .- Số 12 - Tháng 6 .- Tr. 3-8 .- 332
Bài nghiên cứu được thực hiện nhằm phân tích, đánh giá về thực trạng của phát triển tài chính, tham nhũng địa phương và bất bình đẳng thu nhập tại 53 tỉnh, thành Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu của các tỉnh, thành từ các nguồn thứ cấp trong 7 năm không liên tục, từ năm 2014 đến năm 2022. Thông qua các phương pháp nghiên cứu định tính và tổng hợp so sánh, nghiên cứu đã chỉ ra sự thay đổi của phát triển tài chính, tham nhũng địa phương và bất bình đẳng thu nhập, đồng thời, ghi nhận tác động cùng chiều của phát triển tài chính đến bất bình đẳng thu nhập và ảnh hưởng của tham nhũng địa phương đến mối quan hệ này. Từ đó, nghiên cứu đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm cải thiện bất bình đẳng thu nhập thông qua phát triển tài chính và kiểm soát tham nhũng địa phương trong tương lai cho các tỉnh, thành nói riêng và Việt Nam nói chung.
2 Giải pháp thúc đẩy phát triển tài chính xanh / Nguyễn Thị Hồng // .- 2024 .- Số 823 - Tháng 4 .- Tr. 63-65 .- 332
Việt Nam đã đạt được thành tựu trong phát triển kinh tế, nhưng đồng thời chất lượng môi trường cũng trở nên xấu hơn và thực tế này ảnh hưởng tới mục tiêu phát triển kinh tế bền vững của đất nước. Nghiên cứu này nhằm tổng hợp kinh nghiệm quốc tế về phát triển tài chính xanh, đồng thời đề xuất những giải pháp nhằm thúc đẩy tài chính xanh tại Việt Nam trong thời gian tới.
3 Ảnh hưởng của phát triển tài chính đến ô nhiễm môi trường - Góc độ lý thuyết / Nguyễn Đặng Hải Yến, Lưu Thu Quang, Lê Văn Sơn // .- 2024 .- K2 - Số 260 - Tháng 3 .- Tr. 46-49 .- 658
Bài viêt là hệ thống ly thuyêt liên quan đên phát triển tài chính và ô nhiễm môi trường. Bằng phương pháp tổng hợp, bài viêt trình bày khái niệm, vai trò và các kênh thông qua đó phát triển tài chính tác động đên ô nhiễm môi trường. Đồng thời, bài viêt tổng hợp nghiên cứu thực nghiệm làm rõ tác động của phát triển tài chính đên ô nhiễm môi trường. Trên cơ sở đó, bài viêt đê xuất một số chính sách nhằm cải thiện chất lượng môi trường trong thời gian tới.
4 Ảnh hưởng tương tác giữa bất định tỷ giá hối đoái và phát triển tài chính đến đầu tư trực tiếp nước ngoài: Bằng chứng quốc tế / Lê Thông Tiến, Phạm Thị Tuyết Trinh, Nguyễn Minh Sáng // .- 2024 .- Số (214+215) - Tháng (1+2) .- Tr. 27-57 .- 332
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm kiểm tra ảnh hưởng tương tác giữa bất định tỷ giá hối đoái (TGHĐ) và phát triển tài chính (PTTC) đến đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở những chế độ TGHĐ khác nhau với bộ dữ liệu bao gồm 114 quốc gia giai đoạn 2000–2021 và được phân loại thành nhóm quốc gia có theo chế độ neo mềm và nhóm quốc gia có theo chế độ thả nổi. Thông qua phương pháp hồi quy tuyến tính Bayes cho mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên, kết quả cho thấy ở nhóm các quốc gia có chế độ neo mềm, ảnh hưởng tương tác làm giảm ảnh hưởng ngược chiều của bất định TGHĐ, thậm chí làm đảo chiều ảnh hưởng này đối với FDI; đồng thời PTTC của một quốc gia càng cao thì gia tăng xác suất cùng chiều của tác động biên của bất định TGHĐ. Đối với nhóm các quốc gia có chế độ thả nổi, ảnh hưởng tương tác làm giảm ảnh hưởng cùng chiều của bất định TGHĐ đối với FDI và PTTC của một quốc gia cao thì tác động biên cùng chiều có xu hướng giảm. Từ đó, các gợi ý chính sách được đề xuất để thu hút FDI. Đối với chế độ neo mềm, các quốc gia cần tăng cường kiểm soát chặt chẽ bất định TGHĐ và đẩy mạnh sự phát triển của thị trường tài chính và các định chế tài chính. Đối với chế độ thả nổi, các quốc gia nên tiếp tục nới lỏng TGHĐ và tập trung duy trì sự ổn định hệ thống tài chính.
5 Mối quan hệ giữa tiêu thụ năng lượng, độ mở thương mại, phát triển tài chính và chất lượng môi trường tại Việt Nam / Hoàng Thị Xuân, Ngô Thái Hưng // .- 2024 .- Số 320 - Tháng 02 .- Tr. 2-12 .- 332.1
Kết quả chỉ ra tồn tại mối quan hệ hai chiều giữa hệ số khả năng chịu tải và độ mở thương mại trong ngắn hạn và dài hạn. Ngoài ra, mối quan hệ một chiều giữa hệ số khả năng chịu tải, mức tiêu thụ năng lượng và phát triển tài chính cũng được tìm thấy trong toàn bộ khoảng thời gian nghiên cứu. Đặc biệt, độ mở thương mại, phát triển tài chính, tiêu thụ năng lượng tác động âm đến hệ số khả năng chịu tải ở các miền tần số khác nhau. Kết quả này hàm ý rằng tiêu thụ năng lượng, độ mở thương mại và phát triển tài chính có ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng môi trường tại Việt Nam.
6 Đầu tư xanh, phát triển tài chính, tăng trưởng kinh tế và khí thải CO2: Nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam / Ngô Thái Hưng, Nguyễn Yến Nhi, Phạm Thị Kim Xuyến, Võ Văn Thẩm // .- 2023 .- Số 318 - Tháng 12 .- Tr. 12-22 .- 332.1
Kết quả cho thấy GRE, FIN và GDP đều có ảnh hưởng mạnh mẽ đến lượng khí thải CO2; tuy nhiên mối quan hệ này thay đổi theo các phân vị khác nhau của từng cặp biến. Sự thay đổi này có thể là do điều kiện thị trường tài chính xanh, hay tốc độ tăng trưởng kinh tế mà nó có ảnh hưởng tiêu cực hay tích cực đến lượng khí thải CO2. Những phát hiện trong nghiên cứu khẳng định rằng đầu tư xanh là chiến lược tốt nhất để có thể giảm lượng khí thải CO2, và đưa ra các chính sách hàm ý ngày càng nâng cao hơn nữa vai trò của đầu tư xanh hướng đến phát triển bền vững.
7 Tài chính số trong công cuộc phát triển tài chính toàn diện tại Việt Nam: một số giải pháp cho nhà cung ứng dịch vụ / Hoàng Thị Thu Hiện // .- 2023 .- Sô 17 (626) .- Tr. 32-38 .- 332
Cung ứng dịch vụ tài chính với chi phí hợp lý, trên nền tảng kĩ thuật hiện đại, an toàn tới người tiêu dùng là một mục tiêu vô cùng quan trọng ở nước ta hiện nay. Tài chính số giúp đại bộ phận cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức được tiếp cận các dịch vụ tiền gửi, tín dụng, thanh toán và các dịch vụ tài chính khác với chi phí thấp, an toàn, thuận tiện. Không chỉ làm cho nền kinh tế tăng trưởng, tài chính số còn góp phần gia tăng thu nhập, gia tăng chất lượng sống và văn minh tài chính của người dân. Trong công cuộc phát triển tài chính toàn diện, phát triển tài chính số và nhà cung ứng dịch vụ đóng vai trò rất quan quan trọng, bởi đây chính là một mắt xích mấu chốt trong hệ sinh thái tài chính toàn diện. Bài viết đưa ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển dịch vụ nhìn từ góc độ nhà cung ứng dịch vụ tài chính số tại Việt Nam.
8 Tác động của phát triển tài chính đến năng suất nông nghiệp các quốc gia Đông Nam Á / Nguyễn Đăng Hiễn, Phạm Thị Ngọc Sương, Đặng Thị Ngọc Thế // .- 2023 .- Số 316 - Tháng 10 .- Tr. 24-34 .- 658
Nghiên cứu tìm hiểu tác động của phát triển tài chính đến năng suất nông nghiệp các quốc gia Đông Nam Á trong giai đoạn 1995-2019 bằng mô hình ước lượng trung gian (PMG). Bằng chứng từ nghiên cứu cho thấy tác động tích cực dài hạn từ phát triển tài chính đến năng suất nông nghiệp ở các quốc gia Đông Nam Á. Các yếu tố giải thích về thu nhập, lao động cũng góp phần gia tăng năng suất nông nghiệp. Dựa trên kết quả nghiên cứu, các hàm ý chính sách cũng được đưa ra nhằm nâng cao năng suất nông nghiệp cho các nước Đông Nam Á thông qua phát triển tài chính.
9 Nghiên cứu mối quan hệ giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế tại các nước Châu Á - Thái Bình Dương / Nguyễn Thị Việt Hà // .- 2023 .- Số 543 - Tháng 08 .- Tr. 101 - 109 .- 657
Nghiên cứu trên 38 quốc gia và vùng lãnh thổ trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến năm 2019, sử dụng phương pháp phân tích định lượng nâng cao và kiểm tra tính vững của mô hình, nghiên cứu này khẳng định rằng, phát triển tài chính có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế, nhưng không tồn tại tác động phi tuyến của mối quan hệ giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế. Tương tự, tồn tại tác động tích cực của thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế. Nghiên cứu cho rằng, mức độ thương mại, tiếp cận công nghệ, tỷ giá hối đoái không có ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế.
10 Phát triển tài chính trong bối cảnh tăng trưởng thích ứng với biến đổi khí hậu và một số khuyến nghị đối với Việt Nam / Nguyễn Minh Sáng // .- 2023 .- Số 15 - Tháng 8 .- Tr. 53-56 .- 332
Bài viết tìm hiểu mối liên hệ giữa phát triển tài chính trong bối cảnh tăng trưởng thích ứng với biến đổi khí hậu. Bài viết đưa ra một số cơ sở lí thuyết liên quan đến phát triển kinh tế, mô hình tăng trưởng kinh tế thích ứng với biến đổi khí hậu cũng như mối liên hệ giữa phát triển tài chính trong bối cảnh tăng trưởng thích ứng với khí hậu; đồng thời, đề xuất các cơ hội để tăng cường phát triển tài chính hướng tới sự phát triển tương thích với biến đổi khí hậu, bao gồm các cơ chế tài chính sáng tạo như trái phiếu xanh, quỹ đầu tư xanh, đầu tư tác động và tài chính kết hợp. Sau cùng, bài viết đề xuất một số khuyến nghị chính sách đối với Việt Nam nhằm tăng cường phát triển tài chính hướng tới tăng trưởng thích ứng với khí hậu.