Một số yếu tố liên quan đến thực trạng sâu răng của sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Y Hà Nội năm học 2020-2021
Tác giả: Trịnh Minh Báu, Hồng Thúy Hạnh, Nguyễn Thị Khánh Huyền, Đỗ Sơn Tùng, Phùng Lâm Tới, Khúc Thị Hồng Hạnh, Hoàng Bảo DuyTóm tắt:
Nhằm mô tả một số yếu tố liên quan đến thực trạng sâu răng của sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Y Hà Nội năm học 2020-2021. Với mục tiêu sinh viên trường Y sẽ trở thành những bác sĩ không chỉ giỏi chuyên môn mà còn có một thể lực khỏe mạnh, trí tuệ sáng suốt thì công tác đào tạo cũng như giáo dục sức khỏe nói chung và sức khỏe răng miệng nói riêng là một yêu cầu cần thiết đối với trường Đại học Y Hà Nội. Các yếu tố được tìm thấy làm tăng nguy cơ sâu răng của đối tượng nghiên cứu bao gồm thói quen chăm sóc vệ sinh răng miệng: thời gian chải răng dưới 2 phút mỗi lần, không súc miệng bằng dung dịch nước súc miệng, không có thói quen thăm khám nha khoa, không lấy cao răng định kỳ, thói quen ăn vặt. Tình trạng chen chúc răng cũng được tìm thấy là yếu tố làm tăng nguy cơ sâu răng.
- Phân hạng nguy hiểm cháy và cháy nổ cho nhà sản xuất có nguy cơ nổ bụi tại Việt Nam
- Ảnh hưởng của đường quan hệ lực cắt - chuyển vị ngang của gối cách chấn đa lớp đến hiệu quả giảm chấn của nhà cách chấn đáy có kết cấu tường gạch
- Nâng cao hiệu quả nhận dạng các tham số dao động dựa trên kỹ thuật tách nguồn mù
- Ảnh hưởng của sườn đứng đến khả năng chịu nén đúng tâm của khối xây bằng gạch đất không nung
- Nguyên nhân phá hủy bề mặt gạch tháp Khương Mỹ và giải pháp hạn chế hư hỏng gạch phục chế, sử dụng gia cường khối xây tháp trong môi trường biển