CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Sâu răng--Biến chứng

  • Duyệt theo:
1 Mối liên quan tiêu viêm chân răng hàm sữa và sâu răng ở trẻ 5-8 tuổi / Võ Thị Thúy Hồng, Lê Thanh Thúy, Võ Trương Như Ngọc // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 4(Tập 152) .- Tr. 104-109 .- 610

Nghiên cứu trình bày mối liên quan tiêu viêm chân răng hàm sữa và sâu răng ở trẻ 5-8 tuổi. Sâu răng tiến triển nhanh hơn ở răng sữa vì cấu trúc men và ngẳng mỏng hơn khiến nhiễm trùng có thể lây lan nhanh chóng và ảnh hưởng đến mô tủy, dẫn đến tiêu viêm chân răng. Tiêu viêm chân răng sữa là một tình trạng được đặc trưng bởi sự tiêu của các mô cứng (xi măng, ngà răng) và được duy trì bởi một phản ứng viêm cục bộ. Trên phim X-quang, tiêu viêm chân răng sữa được đặc trưng bởi sự mất cấu trúc của răng (ngà răng, xi măng) đi kèm với hình ảnh thấu quang của vùng xương ổ răng gần kề. Kết quả cho thấy, tỷ lệ viêm ở nhóm sâu răng có tổn thương tủy cao gấp 1140 lần so với nhóm không tổn thương tủy 95% Cl: 56 – 2317. Tiêu viêm chân răng hàm sữa ở trẻ 5-8 tuổi có mối liên quan chặt chẽ với sâu răng có tổn thương tủy răng chưa được điều trị.

2 Một số yếu tố liên quan đến thực trạng sâu răng của sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Y Hà Nội năm học 2020-2021 / Trịnh Minh Báu, Hồng Thúy Hạnh, Nguyễn Thị Khánh Huyền, Đỗ Sơn Tùng, Phùng Lâm Tới, Khúc Thị Hồng Hạnh, Hoàng Bảo Duy // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 3(Tập 151) .- Tr. 170-178 .- 610

Nhằm mô tả một số yếu tố liên quan đến thực trạng sâu răng của sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Y Hà Nội năm học 2020-2021. Với mục tiêu sinh viên trường Y sẽ trở thành những bác sĩ không chỉ giỏi chuyên môn mà còn có một thể lực khỏe mạnh, trí tuệ sáng suốt thì công tác đào tạo cũng như giáo dục sức khỏe nói chung và sức khỏe răng miệng nói riêng là một yêu cầu cần thiết đối với trường Đại học Y Hà Nội. Các yếu tố được tìm thấy làm tăng nguy cơ sâu răng của đối tượng nghiên cứu bao gồm thói quen chăm sóc vệ sinh răng miệng: thời gian chải răng dưới 2 phút mỗi lần, không súc miệng bằng dung dịch nước súc miệng, không có thói quen thăm khám nha khoa, không lấy cao răng định kỳ, thói quen ăn vặt. Tình trạng chen chúc răng cũng được tìm thấy là yếu tố làm tăng nguy cơ sâu răng.

3 Thiết kế, chế tạo và thử nghiệm camera nha khoa sử dụng kỹ thuật huỳnh quang / // .- 2017 .- Tập 20, Số K2-2017 .- Tr. 84-90 .- 617.69

Sâu răng là một vấn đề sức khỏe răng miệng chính ở hầu hết các nước trên thế giới và là nguyên nhân chính gây mất răng. Việc chẩn đoán sớm bệnh sâu răng là rất quan trọng đối với trẻ em và người lớn trong điều trị và phòng ngừa bệnh tật. Trong nghiên cứu này, một camera huỳnh quang đã được thiết kế và sản xuất cho mục đích trên. Thiết bị này bao gồm một đèn LED 380 nm có khả năng kích thích porphyrins (một loại sản phẩm trao đổi chất của vi khuẩn gây sâu răng) phát ra huỳnh quang, và một máy ảnh nhỏ gọn ghi hình huỳnh quang theo thời gian thực. Thiết bị được kết nối với máy tính thông qua cổng usb. Một phần mềm lưu trữ giúp lưu ảnh và video. Trọng lượng và kích thước của thiết bị phù hợp cho việc kiểm tra lâm sàng trong khoang miệng và có thể được sử dụng trong thực hành nha khoa hàng ngày. Các kết quả kiểm tra cho thấy camera huỳnh quang có thể phát hiện một số loại tổn thương bao gồm mảng bám răng, sâu răng, sâu ẩn và sâu giai đoạn sớm. Bên cạnh đó, công cụ này có một số ưu điểm như không xâm lấn, an toàn (không sử dụng bức xạ ion hóa), cơ động, thời gian thử nghiệm nhanh chóng, và giá thành thấp.

4 Một số yếu tố liên quan đến thực trạng sâu răng ở người đến khám sức khỏe tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2016 / Lê Long Nghĩa // .- 2017 .- Số 2 .- Tr. 107-111 .- 610

Bài viết đưa ra một số yếu tố liên quan đến thực trạng sâu răng ở người đến khám sức khỏe tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2016. Nhóm vệ sinh răng miệng tốt tỷ lệ sâu răng (50%) thấp hơn nhóm vệ sinh răng miệng trung bình (64,6%) và vệ sinh răng miệng kém (80,4%). Người dùng chỉ tơ nguy cơ mắc sâu răng chỉ bằng 0,7 lần so với người không dùng chỉ tơ. Người chải răng dưới 2 lần/ngày có nguy cơ sâu răng cao gấp 1,4 lần so với người chải răng trên 2 lần/ngày.

5 Thực trạng sâu răng và một số yếu tố liên quan ở học sinh trường tiểu học Phú Hòa thành phố Huế / Lê Văn Nhật Thắng, Trần Tấn Tài // .- 2016 .- Số 0 .- Tr. 82-87 .- 610

Mô tả thực trạng sâu răng và một số yếu tố liên quan trên 319 học sinh từ 6-10 tuổi trường tiểu học Phú Hòa thành phố Huế năm 2015. Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ sâu răng chung ở học sinh là 73,7 phần trăm, trong đó sâu răng sữa là 69,9 phần trăm và sâu răng vĩnh viễn là 47,6 phần trăm. Các yếu tố liên quan tới sâu răng gồm có chỉ đánh răng 1 lần trong ngày, không súc miệng sau mỗi bữa ăn, có mảng bám, thói quen ăn uống ngọt thường xuyên, thay bàn chải trên 3 tháng và bố mẹ không nhắc nhở.

6 Đánh giá thực trạng bệnh sâu răng và các yếu tố nguy cơ của cán bộ Tổng công ty tư vấn thiết kế giao thông vận tải / Phạm Thị Thu Hiền // .- 2017 .- Số 2 .- Tr. 11-15 .- 616

Qua nghiên cứu trên 597 cán bộ Tổng công ty tư vấn thiết kế giao thông vận tải nhận thấy tỷ lệ sâu răng là 49,4 phần trăm. Chỉ số SMT trung bình là 2,00. Yếu tố liên quan đến sâu răng là người không chải răng sau ăn, không chải răng buổi sáng, không súc miệng sau khi ăn đồ ngọt, chải răng không đúng cách. Các yếu tố khác nhu tuổi, giới, uống nước có gas, hút thuốc lá, uống rượu bia... chưa thấy có mối liên quan đến bệnh sâu răng.

8 Thực trạng bệnh sâu răng và mảng bám răng, độ pH nước bọt ở người cao tuổi thành phố Hà Nội năm 2015 / // Y học thực hành .- 2016 .- Số 10 (1023) .- Tr. 77-81 .- 610

Mô tả thực trạng bệnh sâu răng ở người cao tuổi tại thành phố Hà Nội năm 2015. Nhận xét độ pH nước bọt, chỉ số QHI ở người cao tuổi.

10 Thực trạng bệnh sâu răng, viêm lợi của sinh viên năm thứ một và thứ ba trường Cao đẳng Y tế Hà Nội / Hoàng Thị Đợi // Y học thực hành .- 2015 .- Số 3 .- Tr. 22 – 25 .- 616

Mô tả thực trạng bệnh sâu răng, viêm lợi ở sinh viên điều dưỡng năm thứ 1 và thứ 3 trường Cao đẳng Y tế Hà Nội năm 2014.