Đặc điểm lâm sàng rối loạn phổ tự kỷ từ 24 – 72 tháng tại thành phố Cần Thơ
Tác giả: Trần Thiện Thắng, Nguyễn Minh Phương, Huỳnh Nguyễn Phương Quang, Phan Việt Hưng, Võ Văn Thi, Nguyễn Văn TuấnTóm tắt:
Nhằm phân tích đặc điểm lâm sàng rối loạn phổ tự kỷ từ 24 – 72 tháng tại thành phố Cần Thơ. Rối loạn phổ tự kỷ là rối loạn phát triển phức tạp của não bộ, thuật ngữ “phổ” chỉ sự đa dạng về triệu chứng và mức độ của rối loạn với tỷ lệ mắc khoảng 1%-2% dân số. Phụ huynh là người phát hiện đầu tiên qua 2 triệu chứng chậm nói và giảm tiếp xúc mắt chủ yếu ở giai đoạn 18-24 tháng, tuổi chẩn đoán trung bình là 31,7+-8,3 tháng, với 59,4% trẻ nặng. Nhóm trẻ <36 tháng khiếm khuyết giao tiếp và tương tác xã hội nhiều nhất, nhóm trẻ 48-72 tháng có hành vi, lời nói lặp đi lặp lại nhiều nhất và sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Nhóm 36-48 tháng có điểm CARS cao nhất với 40,24+-8,08 và xu hướng giảm dần ở nhóm trẻ lớn hơn. Cần hướng dẫn phụ huynh nhận biết dấu hiệu giảm tiếp xúc mắt và chậm nói để phát hiện sớm rối loạn, nên sử dụng các triệu chứng đặt trưng theo nhóm tuổi để xây bộ câu hỏi sàng lọc sớm trẻ rối loạn phổ tự kỷ.
- Hiệu lực của Quyền Hiến định trong lĩnh vực luật tư: Xu thế nghiên cứu trên thế giới và triển vọng ở Việt Nam
- Hoàn thiện pháp luật xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu
- Cảm thức sinh thái trong thơ chữ Hán Việt Nam và Hàn Quốc
- Mờ hóa nhân vật trong Mù lòa của José Saramago và Thành phố bị kết án biến mất của Trần Trọng Vũ từ góc nhìn văn học so sánh
- Bài thơ Tiếng Việt của Lưu Quang Vũ nhìn từ góc độ cấu trúc văn bản