Ngưỡng mật độ Streptococcus agalactiae gây bệnh Streptococcosis ở cá rô phi (Oreochromis sp.) nuôi ao nước ngọt
Tác giả: Trương Thị Mỹ Hạnh, Nguyễn Thị Hạnh, Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Phạm Thị Yến, Lê Thị Mây, Võ Văn Nha, Đặng Thị LụaTóm tắt:
Nghiên cứu nhằm xác định ngưỡng mật độ Streptococcus agalactiae gây bệnh Streptococcosis ở cá rô phi (Oreochromis sp.) nuôi ao nước ngọt. Cá rô phi là loài cá có giá trị kinh tế, thương mại và dinh dưỡng, có nhiều ưu điểm như sinh trưởng nhanh, dễ nhân giống, có thể sinh trưởng và phát triển ở biên độ dao động môi trường lớn, dễ chuyển đổi thức ăn bổ sung. Biểu hiện chính bắt gặp cá nhiễm S. agalactiae là cá giảm ăn, bơi không định hướng, vơi vòng tròn, đục mắt, lồi mắt, giải phẫu nội tạng ghi nhận gan, lách sưng, bụng tích nhiều dịch lỏng. Bệnh xuất hiện ở cá khi có sự tương tác giữa động vật thủy sản, mầm bệnh và môi trường sống, đồng thời mất cân bằng giữa 3 yếu tố này như cá yếu, giảm sức đề kháng, mật độ mầm bệnh gia tăng hay điều kiện môi trường bất lợi. Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học có ý nghĩa giúp xác định thời điểm áp dụng giải pháp kỹ thuật đê giảm thiểu mật độ Streptococcus agalactiae cũng như cải thiện chất lượng môi trường nhằm hạn chế bùng phát bệnh.
- Lợi ích và rủi ro của nghề nuôi tôm thẻ chân trắng (litopenaeus vannamei) trong vùng nước ngọt ở Long An
- Khung đánh giá an ninh nguồn nước Việt Nam
- Quản lý chất lượng môi trường nước : nền tảng và mục tiêu của công tác kiểm soát ô nhiễm
- Ứng dụng xử lý Reactive Red-195 trong nước bằng vật liệu từ tính điều chế từ hạt cây Bò cạp vàng
- Đánh giá hiệu quả xử lý nước thải và sản xuất Polyhydroxybutyrate (PHB) của vi khuẩn Bacillus megaterium