Toàn cầu hoá tài chính, toàn cầu hoá thương mại và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Thị Cẩm VânTóm tắt:
Nghiên cứu này sử dụng các kỹ thuật ước lượng mô hình phân phối trễ tự hồi quy (ARDL) để đánh giá tác động của toàn cầu hóa tài chính và toàn cầu hoá thương mại đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam giai đoạn 1998-2018. Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ cân bằng dài hạn giữa tăng trưởng kinh tế, toàn cầu hóa tài chính, toàn cầu hoá thương mại và các biến số vĩ mô khác như vốn, lao động và sự phát triển xã hội. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng trong ngắn hạn và dài hạn, toàn cầu hóa thương mại có tác động thúc đẩy tăng trưởng, nhưng toàn cầu hóa tài chính không có tác động trực tiếp đến tăng trưởng trong giai đoạn nghiên cứu. Bên cạnh đó, sự gia tăng tuổi thọ trung bình mặc dù có tác động tích cực đến tăng trưởng trong ngắn hạn, nhưng lại có ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế trong dài hạn. Dựa trên các kết quả phân tích, bài viết đề xuất một số khuyến nghị nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay.
- Hạn chế tài chính và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR): Vai trò của cấu trúc sở hữu tổ chức
- Khả năng phục hồi tài chính đối với cú sốc và thảm họa khí hậu
- Xây dựng danh tiếng của doanh nghiệp trên cơ sở nguồn lực tài chính
- Ảnh hưởng của tỷ lệ đòn bẩy tài chính lên phương sai lợi nhuận tại các doanh nghiệp niêm yết trên HOSE
- Xu hướng phát triển tài chính phi tập trung