Viêm tĩnh mạch tại vị trí lưu kim luồn tĩnh mạch ngoại biên và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
Tác giả: Lâm Thị Nhung, Trương Quang Trung, Lê Thị CúcTóm tắt:
Nghiên cứu nhằm mô tả tỷ lệ viêm tĩnh mạch tại vị trí lưu kim luồn tĩnh mạch ngoại biên và phân tích một số yếu tố liên quan trên người bệnh nội trú tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Viêm tĩnh mạch là biến chứng phổ biến xảy ra trong quá trình lưu kim luồn tĩnh mạch ngoại biên (KLTMNB), viêm tĩnh mạch có thể phục hồi hoàn toàn nếu xử lý kịp thời (rút kim, điều trị) hoặc có thể tiến triển thành huyết khối tĩnh mạch, nhiễm trùng huyết. Viêm tĩnh mạch luôn có xu hướng tiến triển tăng dần hoặc duy trì độ viêm theo thời gian lưu KLTMNB. Chỉ khi KLTMNB được rút bỏ độ viêm mới giảm xuống. Do đó, cần chú ý theo dõi kim đặc biệt từ ngày lưu kim thứ hai và khi vị trí lưu KLTMNB đã xuất hiện viêm từ độ 1 thì cần thiết phải theo dõi sát để có hướng xử lý kịp thời – rút bỏ khi độ viêm tăng lên.
- So sánh hiệu quả của đặt cathter tĩnh mạch thân cánh tay đầu và tĩnh mạch cảnh trong dưới hướng dẫn của siêu âm ở trẻ ≤ 10 kg
- Dự phòng thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội giai đoạn 2021 - 2022
- Đánh giá kết quả bước đầu điều trị dị dạng tĩnh mạch vùng đầu mặt cổ bằng tiêm cồn tuyệt đối dưới hướng dẫn của dsa
- Kết quả điều trị rò động tĩnh mạch màng cứng xoang hang bằng can thiệp nội mạch
- Nút tĩnh mạch cửa và tĩnh mạch gan làm phì đại gan trước cắt gan lớn : kết quả ban đầu tại Việt Nam