CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
chủ đề: Tĩnh mạch
1 So sánh hiệu quả của đặt cathter tĩnh mạch thân cánh tay đầu và tĩnh mạch cảnh trong dưới hướng dẫn của siêu âm ở trẻ ≤ 10 kg / Tạ Anh Tuấn, Ngô Tiến Đông, Thiều Quang Quân // .- 2023 .- Tập 170 - Số 9 - Tháng 10 .- Tr. 37-45 .- 610
Phân tích mô tả, tiến cứu trên 153 bệnh nhân (92 bênh nhân đặt catheter tĩnh mạch thân cánh tay đầu, 61 bệnh nhân đặt catheter tĩnh mạch cảnh trong) với 192 lần đặt catheter tĩnh mạch trung tâm (116 lần đặt tĩnh mạch thân cánh tay đầu, 76 lần đặt tĩnh mạch cảnh trong). Tuổi trung bình 4,5 (2 - 8,5) tháng, cân nặng 6 (4 - 8) kg - trung vị (IQR), sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê đối với tuổi, cân nặng, giới tính, điểm PRISM III, DIC, giữa hai nhóm.
2 Dự phòng thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội giai đoạn 2021 - 2022 / Lương Thanh Lâm , Bùi Thị Hương Thảo, Đỗ Giang phúc, Hoàng Bùi Hải // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2023 .- Số 164(3) .- Tr. 135-143 .- 610
Năm 2020, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã ban hành hướng dẫn dự phòng thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch. Nghiên cứu nhằm mô tả tình hình dự phòng thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch năm 2021-2022.
3 Đánh giá kết quả bước đầu điều trị dị dạng tĩnh mạch vùng đầu mặt cổ bằng tiêm cồn tuyệt đối dưới hướng dẫn của dsa / Nguyễn Ngọc Cương, Chu Hồng Sơn, Lê Tuấn Linh // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2022 .- Số 159(11) .- Tr. 73-82 .- 610
Nghiên cứu nhằm mô tả đặc điểm hình ảnh của dị dạng tĩnh mạch vùng đầu mặt cổ trên máy chụp mạch số hóa xóa nền (DSA) và đánh giá hiệu quả của phương pháp gây xơ bằng cồn tuyệt đối. Thiết kế nghiên cứu mô tả hồi cứu và tiến cứu với 25 bệnh nhân có tuổi trung bình 31,1.
4 Viêm tĩnh mạch tại vị trí lưu kim luồn tĩnh mạch ngoại biên và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội / Lâm Thị Nhung, Trương Quang Trung, Lê Thị Cúc // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2021 .- Số 09(Tập 145) .- Tr. 85-92 .- 610
Nghiên cứu nhằm mô tả tỷ lệ viêm tĩnh mạch tại vị trí lưu kim luồn tĩnh mạch ngoại biên và phân tích một số yếu tố liên quan trên người bệnh nội trú tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Viêm tĩnh mạch là biến chứng phổ biến xảy ra trong quá trình lưu kim luồn tĩnh mạch ngoại biên (KLTMNB), viêm tĩnh mạch có thể phục hồi hoàn toàn nếu xử lý kịp thời (rút kim, điều trị) hoặc có thể tiến triển thành huyết khối tĩnh mạch, nhiễm trùng huyết. Viêm tĩnh mạch luôn có xu hướng tiến triển tăng dần hoặc duy trì độ viêm theo thời gian lưu KLTMNB. Chỉ khi KLTMNB được rút bỏ độ viêm mới giảm xuống. Do đó, cần chú ý theo dõi kim đặc biệt từ ngày lưu kim thứ hai và khi vị trí lưu KLTMNB đã xuất hiện viêm từ độ 1 thì cần thiết phải theo dõi sát để có hướng xử lý kịp thời – rút bỏ khi độ viêm tăng lên.
5 Nút tĩnh mạch cửa và tĩnh mạch gan làm phì đại gan trước cắt gan lớn : kết quả ban đầu tại Việt Nam / Lê Thanh Dũng, Vũ Hoài Linh, Đào Xuân Hải, Lại Thanh Tùng, Trịnh Hồng Sơn, Thân Văn Sỹ // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2021 .- Số 09(Tập 145) .- Tr. 93-100 .- 610
Nghiên cứu mô tả hiệu quả của phương pháp nút tĩnh mạch cửa và tĩnh mạch gan làm phì đại gan trước cắt gan lớn. Phương pháp nút tĩnh mạch gan bổ sung ở những bệnh nhân không tăng đủ thể tích gan sau nút tĩnh mạch cửa (PVE) cũng cho thấy kết quả khả quan. Cho tới nay, nhiều phương pháp gầy phì đại gan đã được áp dụng tùy thuộc vào mức độ phì đại gan cần thiết, tình trạng nhu mô gan cũng như chiến lược phẫu thuật của từng bệnh nhân. Các thủ thuật can thiệp qua da (PVE và LVD) ít xâm lấn hơn mặc dù đem lại tỷ lệ phì đại gan không bằng so với các phương pháp can thiệp phẫu thuật. Kết quả nghiên cứu cho thấy LVD là thủ thuật có hiệu quả cao gây phì đại gan trước khi cắt gan lớn. LVD có nhiều ưu điểm vượt trội so với PVE. Tuy nhiên cần có những đánh giá với số lượng mẫu lớn hơn và so sánh ngẫu nhiên giữa LVD và các phương pháp gây phì đại gan khác.
6 Kết quả điều trị rò động tĩnh mạch màng cứng xoang hang bằng can thiệp nội mạch / Phạm Hồng Đức, Lương Minh Tuấn // Nghiên cứu Y học - Trường ĐH Y Hà Nội .- 2021 .- Số 09(Tập 145) .- Tr. 138-151 .- 610
Nghiên cứu nhằm đánh giá kết quả điều trị rò động tĩnh mạch màng cứng xoang hang bằng can thiệp nội mạch. Rò động tĩnh mạch màng cứng xoang hang là sự thông bất thường giữa các nhánh động mạch cảnh trong hoặc cảnh ngoài hoặc cả hai với xoang hang. Trong bệnh lý rò động tĩnh mạch màng cứng xoang hang, dòng chảy động mạch hóa ngược dòng vào các tĩnh mạch dẫn lưu gây ra các biểu hiện lâm sàng đặc trưng, các triệu chứng thường gặp bao gồm lồi mắt, giảm thị lực, xung huyết kết mạc, liệt vận nhãn gây nhìn đôi sụp mi, hoặc ù tai. Can thiệp nội mạch là phương pháp có hiệu quả và an toàn trong điều trị rò động tĩnh mạch cứng xoang hang.
7 Tác dụng hạ sốt của cao chiết Bàng biển, Bạch đầu ông và Tiết dê trên mô hình thỏ gây sốt bằng lipopolysaccharid / Lê Thị Xoan, Nguyễn Thị Phượng, Nguyễn Văn Hiệp, Phạm Thị Nguyệt Hằng, Nguyễn Văn Tài // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2021 .- Số 12(Tập 63) .- Tr. 25-29 .- 610
Nhằm đánh giá tác dụng hạ sốt của các cao chiết Bàng biển, Bạch đầu ông và Tiết dê. Thỏ thí nghiệm sau khi uống các cao chiết dược liệu hoặc thuốc đối chứng dương paracetamol được gây sốt bằng cách tiêm tĩnh mạch dung dịch lipopolysaccharide (LPS). Kết quả cho thấy, cao chiết cồn Bàng biển và Bạch cầu ông ở liều 125 và 250 mg/kg và paracetamol liều 150 mg/kg có tác dụng hạ sốt trên mô hình này, trong khi các phân đoạn dichloromethan, n-butanol hay cắn nước của Bàng biển lại không thể hiện tác dụng này. Nghiên cứu đã gợi ý rằng, cao chiết cồn Bàng biển đóng vai trò quan trọng đối với tác dụng hạ sốt và các thành phần hoạt chất có trong phân đoạn ethyl acetate của Bàng biển đóng vai trò quan trọng đối với tác dụng hạ sốt của dược liệu này.
8 Đặc điểm tổn thương động mạch vành ở bệnh nhân Kawasaki không đáp ứng với truyền tĩnh mạch Immunoglobulin / Đặng Thị Hải Vân, Phạm Thảo Nguyên // .- 2021 .- Số 7(Tập 143) .- Tr. 123-133 .- 610
Nghiên cứu đặc điểm tổn thương động mạch vành ở bệnh nhân Kawasaki không đáp ứng với truyền tĩnh mạch Immunoglobulin nhằm mục tiêu so sánh đặc điểm và diễn biến tổn thương động mạch vành (động mạch vành) giữa hai nhóm đáp ứng và không đáp ứng với truyền tĩnh mạch Immunoglobulin (IVIG). Kawasaki là bệnh sốt phát ban cấp tính có viêm mạch hệ thống chưa rõ nguyên nhân thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi. Phần lớn tổn thương động mạch vành trong giai đoạn cấp là giãn nhẹ và vừa. Nhóm không đáp ứng IVIG có tỉ lệ tổn thương động mạch vành cao hơn, mức độ tổn thương nặng hơn, tổn thương nhiều vị trí hơn và khả năng hồi phục tổn thương động mạch vành chậm hơn so với nhóm đáp ứng IVIG.
9 Nâng cao khả năng nhận diện tĩnh mạch với hình ảnh chiếu trực tiếp / // .- 2017 .- Tập 20, Số K2-2017 .- Tr. 91-95 .- 610
Sự khó khăn trong việc xác định mạch máu đã và đang là một vấn đề quan trọng cần giải quyết trong y tế. Gần đây, nhiều nghiên cứu và một số thiết bị đã được phát triển để hỗ trợ cho các y bác sĩ trong việc xác định mạch máu. Trong đó, công nghệ hình ảnh hồng ngoại gần (NIR) là một trong những công nghệ mới được sử dụng rộng rãi trong y học. Ảnh NIR cho phép quan sát những mạch máu không nhìn thấy được dưới da, xác định được những bất thường trong cấu trúc mạch máu, hoặc chẩn đoán các bệnh khác có liên quan. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đưa ra một thiết bị cầm tay có thể giúp các bác sĩ và y tá quan sát được đường mạch máu dưới da bệnh nhân. Bằng cách kết hợp phương pháp chụp ảnh hồng ngoại gần và máy chiếu, thiết bị soi tĩnh mạch này được thiết kế tối ưu để người dùng có thế quan sát được hình ảnh mạch máu bệnh nhân được hiển thị trên màn hình hoặc được chiếu trực tiếp lên da người bệnh ngay tại vị trí mạch máu bên dưới.