Hiệu quả sử dụng chi tiêu công cho hệ thống y tế giai đoạn 2011-2018 : Nghiên cứu trường hợp Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á
Tác giả: Hoàng Long, Mai Lê Thúy VânTóm tắt:
Nghiên cứu nhằm mục tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng chi tiêu công của lĩnh vực y tế Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á trong giai đoạn 2011-2018. Từ đó, nhóm tác giả xác định vị trí của Việt Nam trong khu vực và tìm ra các nước chi tiêu hiệu quả hơn để học tập phát triển. Bài viết sử dụng phương pháp ước lượng chỉ số Malmquist và phân tích màng bao dữ liệu (DEA) với bộ dữ liệu gồm 2 yếu tố đầu vào và 4 yếu tố đầu ra. Kết quả thu được dựa trên hiệu quả kỹ thuật cho thấy hầu hết các nước sử dụng nguồn chi tiêu từ Chính phủ là chưa hiệu quả. Tuy nhiên, đóng góp lớn nhất vào năng suất tổng hợp gia tăng lại đến từ hiệu quả công nghệ. Vì vậy, Việt Nam cần chú trọng hơn vào phát triển các yếu tố ngoài chi tiêu công ( như đổi mới công nghệ, chất lương lao động,…) để gia tăng hiệu quả y tế, bên cạnh giữ vững hiệu quả từ quản lý và phân bổ chi tiêu công.
- Tăng cường sự tham gia của khu vực tư nhân thông qua hợp tác công - tư trong xử lý chất thải rắn sinh hoạt
- Các cơ chế tài chính thúc đẩy bảo tồn đa dạng sinh học và dịch vụ hệ sinh thái
- Đánh giá vai trò của nhận thức cộng đồng trong duy trì bền vững đô thị và phát triển dịch vụ hệ sinh thái tại công viên Tao Đàn
- Phát hành trái phiếu xanh tại Việt Nam : thực trạng và khuyến nghị
- Đề xuất các giải pháp ứng phó với đảo nhiệt đô thị để bảo vệ sức khỏe người dân và thích ứng với biến đổi khí hậu